Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 9-2012
Thứ năm, 02 Tháng 1 2014 09:30
3110 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 9-2012

Mục lục số 9-2012

KỶ NIỆM 50 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO,

35 NĂM KÝ HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT NAM – LÀO

Nguyễn Phú Trọng    

 

Quan hệ đặc biệt Việt - Lào là tài sản thiêng liêng vô giá của hai dân tộc chúng ta

 

Chummaly xaynhasỏn

Tình đoàn kết hữu nghị vĩ đại và quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam mãi mãi trường tồn

 

Nguyễn Xuân Phúc

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi mới

 

Tạ Ngọc Tấn

Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

 

Kikẹo Khảykhămphithun

Hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ

 

Nguyễn Tất Giáp

Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

 

Tô Huy Rứa

Tiếp tục đổi mới toàn diện, mãi xứng đáng là Trường Đảng Trung ương  -              

 

NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Viết Thảo - Nguyễn An Ninh

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản -                                        

 

Nguyễn Văn Thanh

Tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập

 

Bùi Huy Khiên

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền hành chính nhà nước kiểu mới sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

 

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Hồ Tấn Sáng

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Thiết chế chính trị có chức năng phản biện xã hội -           

 

Trương Thị Hồng Hà

Về vị trí pháp lý của Quốc hội tại Hiến pháp 1992 và đề xuất sửa đổi

 

NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trần Quang Quý

Hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Lào

 

Nguyễn Mạnh Hà

Quan hệ đặc biệt Việt - Lào về quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975)

 

Dương Trung Ý

Những điểm tương đồng trong xây dựng Đảng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam

và Đảng Nhân dân cách mạng Lào

 

Lương Cường 

Tăng cường giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ cán bộ trước yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng

 

Phan TrọngHào  

Một số yêu cầu đặt ra đối với công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn hiện nay

 

DIỄN ĐÀN LÝ LUẬN VÀ ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG

Nguyễn Duy Chiến           

Về việc Trung Quốc phân lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam  

 

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI

Xổmphon Xỉchalơn   

Thành tựu phát triển kinh tế ở Lào qua 25 năm đổi mới và tiềm năng hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào - 

 

 

Tóm tắt một số bài

 

Tóm tắt một số bài Số 9-2012

Nguyễn Phú Trọng: Quan hệ đặc biệt Việt - Lào là tài sản thiêng liêng vô giá của hai dân tộc chúng ta            

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam và Lào có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó lâu đời. Trải qua nhiều thử thách, mối quan hệ càng thêm bền chặt, đặc biệt từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, mối quan hệ đã được nâng lên về chất. Quan hệ mẫu mực, thủy chung Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông đặt nền móng và vun đắp, được nuôi dưỡng, phát triển bằng công sức, mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam và Lào qua nhiều thập kỷ. Quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện ngày nay trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm cho sự thành công của cách mạng mỗi nước.    

Chummaly Xaynhasỏn: Tình đoàn kết hữu nghị vĩ đại và quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam mãi mãi trường tồn     

Sự hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam là tất yếu bởi điều kiện địa lý, thực tiễn lịch sử quy định, và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí anh em và tinh thần quốc tế vô sản vô tư trong sáng và chí tình, chí nghĩa là nguồn sức mạnh để cuộc kháng chiến giải phóng đất nước của hai dân tộc thắng lợi hoàn toàn. Tổng Bí thư Chummaly Xaynhasỏn nêu bật những sự kiện đánh dấu lịch sử liên minh chiến đấu, quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam. Đồng chí khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào luôn trân trọng giữ gìn và phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam.        

Nguyễn Xuân Phúc: Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong thời kỳ đổi mới         

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Lào khẳng định thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, hai nước đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời kỳ mới. Trong công cuộc đổi mới, hai nước song hành và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hợp tác toàn diện trên các phương diện chính trị, giáo dục - đào tạo, an ninh - quốc phòng, kinh tế, đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cả hai nước, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.        

Tạ Ngọc Tấn: Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị, góp phần vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.         

Sự hợp tác, giúp đỡ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những khâu quan trọng nhất, lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ Việt Nam - Lào, thể hiện tầm cao của quan hệ đặc biệt, sự tin tưởng tuyệt đối giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Đồng thời, hợp tác đào tạo cán bộ góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó đặc biệt, vun đắp tình đoàn kết giữa hai nước. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có bề dày kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Lào, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị và cán bộ lý luận chính trị hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.           

Kikẹo Khảykhămphithun: Hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ.        

Quan hệ giữa hai Học viện ngày càng đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là hợp tác về nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ. Hợp tác nghiên cứu khoa học được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức phong phú, chất lượng ngày càng cao. Hợp tác đào tạo cán bộ là nội dung trọng tâm, chủ yếu thường xuyên, góp phần đào tạo cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận Lào có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp và các chuyên ngành. Sự hợp tác giữa hai Học viện góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, vun đắp tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.    

Tô Huy Rứa: Tiếp tục đổi mới toàn diện, mãi xứng đáng là Trường Đảng Trung ương

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai giảng năm học 2012-2013 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban tổ chức Trung ương, người được Bộ chính trị phân công phụ trách Học viện, ghi nhận những nỗ lực đổi mới của Học viện trên tất cả các mặt công tác, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học. Đồng chí cũng chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm còn tồn tại cần phải được tiếp tục khắc phục. Đồng chí nhấn mạnh, trong quá trình đổi mới, toàn thể cán bộ, giảng viên của Học viện phải luôn nghi nhớ và quán triệt về vai trò, vị trí, chức năng cơ bản của Học viện là một trường Đảng - nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao của đất nước.   

      

Nguyễn Văn Thanh: Tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập   

Trong bài viết nhân kỷ niệm Quốc khánh 2-9, tác giả cho rằng Bản tuyên ngôn độc lập không chỉ là một áng văn bất hủ, mà dưới góc độ an ninh, quốc phòng, đối ngoại, còn thể hiện một tầm nhìn chiến lược hết sức sâu sắc của Người. Điều đó giúp cho Đảng, Nhà nước ta có đối sách thích hợp với đối tác, đối tượng trong nhiều thập kỷ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Hồ Tấn Sáng: Mặt trận tổ quốc Việt Nam - Thiết chế chính trị có chức năng phản biện xã hội  

Đây là chức năng mới, nhưng không kém phần quan trọng so với những chức năng vốn có của Mặt trận và được khẳng định trong Cương lĩnh và Văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI vừa qua. Điều đó cần phải được khẳng định trong Hiến pháp 1992 (bổ sung, sửa đổi) và cần được thể chế hóa để Mặt trận thực hiện được chức năng này.           

Trần Quang Quý: Sự hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam  Lào     

Sự hợp tác, giúp đỡ giáo dục - đào tạo là một phần quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, có bề dày lịch sử và được tiến hành liên tục, cả về giúp đào tạo học sinh, sinh viên các cấp học, các ngành nghề; giúp đào tạo giáo viên; chương trình, sách giáo khoa, xây dựng trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học... Sự hợp tác chặt chẽ và rất hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã minh chứng cho tình đoàn kết hữu nghị, gắn bó thủy chung, bền vững và ngày càng phát triển giữa dân tộc.       

Nguyễn Mạnh Hà: Quan hệ đặc biệt Việt - Lào về quân sự trong kháng chiến chống thức dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975).     

Mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Lào phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Quân và dân hai nước đã sát cánh bên nhau xây dựng căn cứ địa kháng chiến và phối hợp đánh địch. Đặc biệt, khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đã mở ra chương mới trong quan hệ hai nước. Sự hợp tác về quân sự giữa hai nước là tất yếu khách quan và trở thành điển hình mẫu mực về quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội hai nước có độc lập, chủ quyền, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.        

Dương Trung Ý: Những điểm tương đồng trong xây dựng đảng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào   

Cùng xuất thân từ Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, ngày nay lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước, có nhiều điểm tương đồng trong xây dựng đảng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần tăng cường sự gắn bó đặc biệt sâu sắc và bền vững giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.            

Xổm Phon Xỉchalơn: Thành tựu phát triển kinh tế ở Lào qua 25 năm đổi mới và tiềm năng hợp tác đàu tư Việt Nam - Lào.    

Qua 35 năm xây dựng và phát triển dưới chế độ dân chủ nhân dân, đặc biệt là sau 25 năm đổi mới, đất nước Lào đã có sự đổi thay nhanh chóng. Kinh tế phát triển mạnh mẽ và liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 là 7,9%/năm, năm 2011 là 7,8%; công nghiệp, du lịch, thương mại phát triển, kinh tế vĩ mô ổn định, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,7% năm 2003 xuống 20,4% năm 2010. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Sự hợp tác, trao đổi thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào phát triển mạnh và có nhiều tiềm năng phát triển. Hiện nay Việt Nam là một trong 3 quốc gia đứng đầu trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Lào.     

 

Thông tin tuyên truyền