Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2014
Thứ sáu, 07 Tháng 2 2014 15:52
3021 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 1-2014

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.         Lưu Văn Sùng:Xã hội dân sự - Một vấn đề đặt ra từ công cuộc đổi mới của Việt Nam

9.         Lê Quốc Lý: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI và Luật khoa học và  công nghệ 2013

12.       Nguyễn Cúc:Làm rõ thêm nội hàm sở hữu toàn dân về đất đai

16.       Ngô Ngọc Thắng: Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh tái cấu trúc mô hình tăng trưởng

22.       Nguyễn Văn Động: Sự phát triển nhận thức của Đảng về phát triển bền vững

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

26.       Phạm Minh Anh:Học viện với nhiệm vụ nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

31.       Nguyễn Mạnh Hải:Chuẩn nghề nghiệp đối với giảng viên trường chính trị tỉnh 

            Thực tiễn - Kinh nghiệm

36.       Nguyễn văn Thanh:Quân chủng phòng không – không quân giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Đảng bộ vững mạnh

40.       Nguyễn Thị Thanh Hoài:Sử dụng chính sách thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam

44.       Võ Thị Hồng Loan:Biến đổi cấu trúc tuổi dân số và thị trường lao động

50.       Đào Mộng Điệp:Pháp luật về tổ chức công đoàn ở Việt Nam

55.       Đinh Văn Trung: Bước khởi đầu tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

59.       Đỗ Văn Quân:Phát huy vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới

66.       Nguyễn Thị Lan:Tăng cường giám sát của Mặt trận và các đoàn thể đối với đại biểu dân cử

Nhân vật - Sự kiện

72.       Ban biên tập:Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nhà chính trị - quân sự song toàn

            Diễn đàn

77.       Trần Phúc Thăng: Cuộc đấu tranh của những người mácxít trên lĩnh vực tư tưởng ở nước ta hiện nay

85.       Phạm Văn Chúc: Tiếp tục đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị Quốc tế

89.       Nguyễn Viết Thảo:Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa 

Thông tin Khoa học và Đào tạo

95.       Nguyễn Trịnh - Hương Hạnh:Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí Lý luận chính trị năm 2013

Từ điển mở

102.     Văn hóa dân chủ

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Lê Quốc Lý: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI và Luật khoa học và công nghệ 2013

Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI và Luật khoa học và công nghệ 2013 được ban hành xuất phát từ vai trò động lực phát triển của khoa học - công nghệ; từ thực tế phát triển cùng hạn chế, yếu kém đặt ra những yêu cầu đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động và thị trường khoa học - công nghệ. Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 và Luật khoa học - công nghệ cần có kế hoạch, lộ trình hợp lý và hiệu quả; cần xác định trọng điểm đột phá vào một số lĩnh vực mũi nhọn; mở rộng dân chủ, tạo lập môi trường thông thoáng; mạnh dạn áp dụng những cơ chế tài chính, chính sách phù hợp; đẩy mạnh quá trình chuyển giao khoa học-công nghệ; coi trọng giám sát chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học.

Nguyễn Mạnh Hải: Chuẩn nghề nghiệp đối với giảng viên trường chính trị tỉnh 

Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố có bước phát triển tích cực. Đến nay, hệ thống các trường chính trị cả nước có 3.452 người, trong đó có 2.205 giảng viên với 100% có trình độ đại học trở lên, trên 2% có trình độ tiến sỹ, 35,65% thạc sỹ. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục lý luận, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp có ý nghĩa quyết định đến nhiều khâu của công tác phát triển đội ngũ giảng viên như quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giảng viên. Tác giả bước đầu đề xuất bộ 5 tiêu chuẩn với 38 tiêu chí để đánh giá, phân loại giảng viên.

Nguyễn Văn Thanh: Quân chủng phòng không - không quân giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Đảng bộ vững mạnh

Những năm qua, Đảng bộ quân chủng phòng không - không quân đã thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình… Để thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, các tổ chức đảng cần tiếp tục tổ chức quán triệt cho cán bộ, đảng viên nắm vững và nhận thức sâu sắc những quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng ý thức trách nhiệm, tự giác gương mẫu chấp hành chỉ thị, nghị quyết; duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt đảng; các cấp ủy tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhằm phát huy trí tuệ tập thể với đề cao trách nhiệm cá nhân; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát.

Đào Mộng Điệp: Pháp luật về tổ chức công đoàn ở Việt Nam

Pháp luật hiện hành về tổ chức công đoàn còn những bất cập như: chưa quy định người nước ngoài được thành lập tổ chức đại diện lao động; chưa quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tạo điều kiện để công đoàn hoạt động; chỉ thừa nhận tổ chức đại diện lao động thực hiện chức năng đại diện của người lao động là công đoàn... Tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật là: cần quy định mở rộng đối tượng được phép thành lập, gia nhập và hoạt động tổ chức công đoàn; cần hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của của người sử dụng lao động trong tạo điều kiện kiện để công đoàn hoạt động; cần quy định mở rộng chủ thể có thẩm quyền đại diện cho người lao động; cần bổ sung các loại quyền gắn liền với những giá trị kinh tế để thu hút người lao động tham gia; cần quy định về chiến lược phát triển tổ chức đại diện lao động theo từng giai đoạn..

Trần Phúc Thăng: Cuộc đấu tranh của những người mácxít trên lĩnh vực tư tưởng ở nước ta hiện nay

Cuộc đấu tranh của những người mácxít với các thế lực chống đối chủ nghĩa Mác trên mặt trận tư tưởng diễn ra liên tục, đa dạng và phức tạp suốt gần 2 thế kỷ nay. Sự chống phá chủ nghĩa Mác diễn ra quyết liệt như vậy xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: sự xung đột về lợi ích; chủ nghĩa Mác-Lênin là một tổng tích hợp lý thuyết đạt đến trình độ cao nhất nên đã chiếm lĩnh được các vị trí cao trong các lý thuyết về xã hội nên kẻ thù của chủ nghĩa Mác ra sức chống phá, tìm mọi cách hạ thấp vai trò; do chủ nghĩa Mác thống nhất giữa lý luận - thực tiễn nên được vận dụng rộng rãi nhưng cũng có thể được hiểu không đúng, vận dụng không sáng tạo; chủ nghĩa Mác bắt đầu hình thành từ giữa thế kỷ XIX, không tránh khỏi những giới hạn lịch sử. Từ phân tích các khía cạnh lý luận và thực tiễn, tác giả khẳng định Việt Nam phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử.

Nguyễn Viết Thảo: Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa

Thế giới toàn cầu hóa là một không gian đang ngày càng được nhất thể hóa, vừa là môi trường hợp tác vừa là mặt trận đấu tranh gay go, quyết liệt giữa các quốc gia. Trong bối cảnh mới, các đảng cầm quyền và các chính phủ đều điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia, với một số khuynh hướng: ưu tiên lợi ích quốc gia; các thế lực cường quyền triển khai nhiều học thuyết và hành động bất chấp chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của các nước; xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi; đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Trong tình hình hiện nay, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta, mà trong đó nhiệm vụ vừa nóng bỏng, cấp bách vừa cơ bản lâu dài là bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. 

 

Thông tin tuyên truyền