Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 2-2014
Thứ sáu, 21 Tháng 3 2014 14:21
3911 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 2-2014

MỤC LỤC

3.       Đinh Thế Huynh: Tăng cường thông tin lý luận chính trị và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận

6.       Nguyễn Thị Kim Ngân:Cuộc cách mạng Cu Ba tiếp tục mạnh mẽ và hào hùng, kiên định và bất diệt

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

9.       Nguyễn Trọng Phúc:Lực lượng và quan hệ sản xuất nhìn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

15.     Lê Ngọc Hùng:Thiếu hụt lao động: Mô hình lý thuyết và vấn đề thực tiễn đặt ra ở Việt Nam hiện nay

22.     Nguyễn Quốc Sửu:Thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong mối quan hệ với cấp ủy

27.     Lưu Văn An:Đổi mới nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện hiện nay

33.     Nguyễn Minh Hoàn:Quan điểm của Đảng về phân phối công bằng tư liệu sản xuất

37.     Nguyễn Hồng Sơn: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - sự phát triển toàn diện và sáng tạo đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

43.     Phạm Công Nhất:Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những bài học đối với phát triển văn hóa Việt Nam

49.     Hoàng Văn Nghĩa:Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

55.     Tào Thị Quyên:Phát triển các hình thức dân chủ và dân chủ trực tiếp

Thực tiễn - Kinh nghiệm

60.     Phạm Thị Túy:Vai trò của thể chế trong phát triển

66.     Nguyễn Minh Phong:Bẫy thu nhập trung bình và ứng phó của Việt Nam

71.     Lê Văn Cường:Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

74.     Phạm Văn Thùy:Bộ đội biên phòng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

Diễn đàn

78.     Mạch Quang Thắng:Vấn đề liên minh công nhân, nông dân và trí thức hiện nay

82.     Đặng Quang Định:Lợi ích nhóm với vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Quốc tế

86.     Herminio Diaz Lopez:Quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết trong sáng Việt Nam - Cu Ba không ngừng phát triển

89.     Lưu Văn Quảng:Cơ chế thực hiện dân chủ nội bộ của các đảng cầm quyền ở Vương quốc Anh

93.     Trần Thái Hà:Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Cộng hòa Phần Lan

          Thông tin Khoa học và Đào tạo

98.     Minh Phương - Hoa Mai: Tọa đàm khoa học Minh bạch trong bầu cử - kinh nghiệm quốc tế

          Từ điển mở

101.   Nguyễn Sinh Cúc:Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

103.   Đỗ Phú Hải:Chính sách công

105. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI 

Nguyễn Thị Kim Ngân: Cuộc cách mạng Cu Ba tiếp tục mạnh mẽ và hào hùng, kiên định và bất diệt

Cách mạng tháng Giêng 1959 thành công, lịch sử Cu Ba bước sang trang mới, trang sử của quyền tự quyết, quyền của mọi người dân được hưởng về giáo dục, y tế, việc làm và nhiều quyền cơ bản khác. Vượt qua mọi khó khăn thử thách, cách mạng vững bước tiến lên, đi từ thành công này đến thành công khác, con người trở thành mục tiêu của sự phát triển. Quan hệ Việt Nam-Cu Ba là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng và giúp đỡ chí tình, được thử thách qua những giai đoạn khó khăn nhất của cách mạng mỗi nước, những thăng trầm của lịch sử thế giới. Nhân dân Việt Nam tự hào có những người đồng chí, anh em Cu Ba luôn đồng hành và ủng hộ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Nguyễn Trọng Phúc: Lực lượng và quan hệ sản xuất nhìn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Do xuất phát điểm thấp lại qua thời gian dài chiến tranh tàn phá, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm xác định công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Nhưng lực lượng sản xuất bị kìm hãm bởi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ. Nhận thức rõ nguyên nhân của trì trệ là sự mâu thuẫn giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định một trong những mục tiêu của CNH, HĐH là cải biến nước ta thành nước có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tiến hành cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,... chính là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.  

Nguyễn Hồng Sơn: Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII - sự phát triển toàn diện và sáng tạo đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa là văn kiện mang tính đường lối của Đảng, thể hiện sự phát triển toàn diện và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng tiến bộ của nhân loại về văn hóa, thể hiện tư duy lý luận về văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc. Nghị quyết đã đi vào cuộc sống được toàn Đảng, toàn dân đồng tình ủng hộ, được cả hệ thống chính trị quan tâm tổ chức thực hiện. Thực tiễn đời sống văn hóa qua 15 năm thực hiện Nghị quyết đã gợi mở nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu để bổ sung và phát triển.

Phạm Văn Thùy: Bộ đội biên phòng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

Bộ đội biên phòng là lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, bền vững lâu dài. Trong điều kiện hiện nay, để hoàn thành nhiệm vụ, Bộ đội biên phòng cần tập trung thực hiện những quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết các vấn đề  trên biên giới bằng đàm phán, thương lượng; vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau.

Đặng Quang Định: Lợi ích nhóm với vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, lợi ích nhóm ở Việt Nam hình thành ngày càng nhiều, quan hệ lợi ích ngày càng đa dạng, tính chất ngày càng phức tạp. Những nhóm lợi ích tiêu cực đang cản trở sự phát triển của đất nước. Để hạn chế những nhóm lợi ích tiêu cực trong xã hội, phòng chống tham nhũng có hiệu quả cần có quan điểm khách quan, biện chứng trong việc giải quyết các vấn đề lợi ích; có quan điểm khoa học, khách quan trong nhận thức và giải quyết vấn đề tham nhũng. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của mỗi cá nhân chống nhóm lợi ích tiêu cực và tham nhũng; thực hiện công bằng xã hội trong phân chia và thụ hưởng lợi ích; xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng; đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.

Trần Thái Hà: Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Cộng hòa Phần Lan

Phần Lan là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất trên thế giới. Nguyên tắc cơ bản trong đấu tranh phòng chống tham nhũng của Phần Lan là không coi tham nhũng là một hiện tượng đơn lẻ, riêng biệt, nên đã xây dựng một chương trình, chiến lược bao quát và lâu dài với một hệ thống giải pháp đồng bộ. Phần Lan đã xây dựng hệ thống pháp luật chống tham nhũng toàn diện, đầy đủ nhằm ngăn ngừa sự lạm quyền; thực hiện những biện pháp phòng chống tham nhũng liên quan đến hệ thống quản lý hành chính nhà nước (tuyển dụng, bồi dưỡng công chức, thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các công chức, giám sát việc đưa ra các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước…); phát huy vai trò của phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định chính trị. 

 

Thông tin tuyên truyền