Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 3-2014
Thứ sáu, 21 Tháng 3 2014 14:25
3248 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 3-2014

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.       Vũ Văn Phúc: Những đặc trưng của kinh tế thị trường và nhận thức của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

8.       Nguyễn Văn Huyên: Quan điểm của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị

14.     Trần Văn Bính: Vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng

20.     Trần Thành: Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ở nước ta hiện nay

24.     Phan Trọng Hào: Hồ Chí Minh với xây dựng nền văn hóa mới

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

28.     Nguyễn Huy Thám: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - đôi điều chia sẻ kinh nghiệm từ thành phố Hà Nội

Thực tiễn - Kinh nghiệm

33.     Nguyễn Sinh Cúc: Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2013 và dự báo năm 2014

38.     Nguyễn Minh Phương: Tổ chức và hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ ở nước ta

43. Đặng Ánh Tuyết: Tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý của phụ nữ

48. Nguyễn THỊ Thúy Anh - Nguyễn Văn Thục: Những vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bào dân tộc Khmer khu vực Tây Nam Bộ

52. Lê Thị Chiên: Hoàn thiện chính sách phân phối vì mục tiêu công bằng xã hội

56. Nguyễn Tiến Dũng - Phan Thuận: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ

Nhân vật - Sự kiện

61. Phạm Hồng Chương: Những cống hiến của Tổng Bí thư Trần Phú với cách mạng Việt Nam

Diễn đàn

66.     Hoàng Công: Hiến pháp năm 2013 và vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

71.     Trương Thị Hồng Hà: Xây dựng Luật trưng cầu ý dân

77.     Phạm Hồng Phong: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013

81.     Đỗ Thị Thảo: Những nhân tố tạo thành sức mạnh mềm của Việt Nam

Quốc tế

85. Tống Đức Thảo: Những lập luận chính trị căn bản của chủ nghĩa lập hiến

88. Trình Trần Phương Anh: Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philíppin

92. Vanlaty Khămvan Vôngsa: Cải cách hành chính nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Thông tin Khoa học và Đào tạo

95.     Nguyễn Hoa Mai: Hội thảo Dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam

Từ điển mở

99. Phạm Thị Túy: Thể chế

101. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI 

Vũ Văn Phúc: Những đặc trưng của kinh tế thị trường và nhận thức của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phân biệt nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là ở chỗ ai làm chủ sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị trong một nước. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đó là giới chủ; trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là đông đảo nhân dân lao động. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta khẳng định trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với thành phần kinh tế tập thể trở thành nền tảng của chế độ mới, chủ trương phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu kết hợp với các hình thức phân phối khác. Chủ trương thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển, trong từng chính sách kinh tế.

Nguyễn Văn Huyên: Quan điểm của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị

Quan điểm của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị thể hiện trên mục tiêu tổng quát và yêu cầu đổi mới; về xác định vị trí, vai trò của các bộ phận cơ bản của hệ thống; về mối quan hệ và sự vận hành của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; về xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống, chú trọng vấn đề mấu chốt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Khâu đột phá là đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở. Thực tiễn đổi mới hệ thống chính trị đang đặt ra một số vấn đề về vận hành và chất lượng hoạt động của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Trần Thành: Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ở nước ta hiện nay

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển  năm 2011) xác định đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan sản xuất tiến bộ phù hợp. Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là quan điểm mới, là sự vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất; có tính định hướng và thực tiễn cao trong xác lập quan hệ sản xuất thời kỳ quá độ; quan điểm này có tính định hướng ở tầm vĩ mô, vi mô lựa chọn loại hình quan hệ sản xuất phù hợp xuất phát từ quy luật khách quan.

Nguyễn Minh Phương:Tổ chức và hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ ở nước ta

Khái niệm tổ chức phi chính phủ của các nước và khái niệm hội của nước ta có nội hàm cơ bản trùng nhau, đó là những tổ chức xã hội tự nguyện của công dân, tổ chức có cùng ngành nghề, sở thích,... Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện rõ quan điểm, chủ trương về tổ chức và hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ và được cụ thể hóa tại  nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Trong thời kỳ đổi mới, các hội quần chúng phát triển mạnh mẽ và có đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại, hạn chế như các hội thiếu phối hợp hoạt động, một số hội hoạt động chưa đúng điều lệ, một số nặng về quyên góp tìm tài trợ, hoạt động có thu... Thực tế đặt ra yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với hội, tổ chức phi chính phủ.

Phạm Hồng Chương: Những cống hiến của Tổng Bí thư Trần Phú với cách mạng Việt Nam 

Trong thời gian một năm tròn kể từ khi đồng chí về nước hoạt động đến khi bị kẻ thù bắt, đồng chí Trần Phú đã có những cống hiến lớn lao đối với cách mạng Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng dự thảo Luận cương chính trị, đồng chí đã kế tục, cụ thể hóa và làm sáng tỏ đường lối cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã hiện thực hóa tổ chức Đảng và hình thành lý luận về xây ựng Đảng, trong đó nhiều quan điểm có giá trị lý luận và chỉ đạo thực tiễn, đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự, như đề xuất về tăng cường tính giai cấp công nhân, kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội,... Với việc thông qua một loạt các nghị quyết vận động quần chúng, đồng chí Trần Phú đã cống hiến  lớn trong việc xây dựng lý luận và tổ chức các lực lượng quần chúng.

Trương Thị Hồng Hà: Xây dựng Luật trưng cầu ý dân

Từ tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về dân chủ, Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) đang đặt ra những vấn đề đối với xây dựng Luật Trưng cầu ý dân là: thể chế hoá cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp; đáp ứng tính khả thi; bảo đảm là cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Trình Trần Phương Anh: Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philíppin

Philíppin có khoảng 4 triệu tín đồ Hồi giáo, chiếm 5% dân số. Một trong những hậu quả của chính sách cai trị của chế độ thực dân là sự mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo dai dẳng và trở thành vấn đề phức tạp, nan giải khi hình thành các tổ chức khủng bố cực đoan, thách thức nền độc lập thống nhất đất nước. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Philíppin đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, từ đàm phán, thương lượng đến mở các chiến dịch quân sự truy quét quy mô lớn. Từ thực tế quá trình giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philíppin cho thấy, đây là vấn đề vô cùng phức tạp, cần lựa chọn biện pháp hợp lý và kiên trì. Trong một quốc gia đa dân tộc, tôn giáo, sự thống nhất chỉ được duy trì trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.

 

Thông tin tuyên truyền