Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 4-2014
Thứ ba, 22 Tháng 4 2014 10:08
3137 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 4-2014

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.       Song Thành: Ngoại giao văn hóa với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển

7.       Đinh Ngọc Giang: Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay

13.     Hoàng Thị Lan: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta  trong thời kỳ đổi mới

18.     Trần Kim Cúc: Một số nội dung về văn hóa trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản 

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

22.     Trần Văn Phòng: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn trong đấu tranh lý luận hiện nay

27.     Đoàn Văn Dũng: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ góc nhìn chuỗi kết quả và chỉ số đánh giá

Thực tiễn - Kinh nghiệm

31.     Phương Minh Hòa: Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc

36.     Nguyễn Mạnh Thắng: Giải quyết những vấn đề cấp bách của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

41.     Trần Văn Thạch: Phân tầng xã hội nghề nghiệp về thu nhập, chi tiêu và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội (qua khảo sát ở Đà Nẵng)

47.     Phan Đình Dũng: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với sinh kế và phát triển cộng đồng dân cư tại chỗ

Nhân vật - Sự kiện

52.     Nguyễn Huy Hiệu: Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

58.     Trịnh Thị Hồng Hạnh: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng sức mạnh dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Diễn đàn

64.     Trần Nam Chuân - Nguyễn Hồng Việt: Đấu tranh vạch trần các luận điệu xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

67.     Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ - những vấn đề cần hoàn thiện

71.     Lê Minh Phương: Làm gì để nâng cao chất lượng và quảng bá hơn nữa các tạp chí của Học viện

76.     Hà Ngọc Anh: Nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quốc tế

80.     Võ Tuấn Ngọc: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển và hàm ý đối với Việt Nam

86.     Nguyễn Văn Dương: Quan hệ chính trị, an ninh giữa Ấn Độ - Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh đến nay

Thông tin Khoa học và Đào tạo

91.     Lương Văn Khương: Tọa đàm khoa học “Thực hiện quyền hiến định về tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ - Cơ hội và thách thức”.

Từ điển mở

93.     Nguyễn Đình Tấn: Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội

95.     TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Song Thành: Ngoại giao văn hóa với vấn đề gia tăng sức mạnh mềm của Việt Nam trong hội nhập và phát triển

Sức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn, thu phục bằng sức hấp dẫn của các giá trị văn hóa, thể chế chính sách, qua đó mà nhận được cảm tình, sự nể phục và hợp tác bền vững. Sức mạnh mềm chỉ được triển khai hiệu quả khi quốc gia tạo ra được những giá trị đích thực, nhất là về văn hóa, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, mến mộ, chia sẻ. Văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa. Tiềm năng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam rất dồi dào, nhưng hiện chưa được phát huy tốt. Để ngoại giao văn hóa góp phần phát huy sức mạnh mềm của đất nước cần đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới; tăng cường sức mạnh mềm của ngoại giao công chúng để giúp họ cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam.

Đinh Ngọc Giang: Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đề ra chủ trương và những quan điểm đúng đắn về thu hút, trọng dụng nhân tài. Nhiều cấp ủy Đảng địa phương đã nhận thức rõ sự cần thiết thu hút và trọng dụng nhân tài, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương và đã đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, việc thu hút, trọng dụng nhân tài còn một số yếu kém, một số địa phương còn lúng túng trong sử dụng, định hướng bồi dưỡng, phát triển, ... Để thu hút và sử dụng hiệu quả nhân tài hiện nay, như Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra, cần tập trung vào các vấn đề như: đổi mới đánh giá đội ngũ trí thức, coi trọng và thường xuyên xem xét, đánh giá nhân tài để có chủ trương và giải pháp bồi dưỡng, phát triển và sử dụng; các cấp ủy, cùng với hỗ trợ tài chính cần đặc biệt quan tâm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để nhân tài cống hiến; đấu tranh kiên quyết, có hiệu quả với bệnh cục bộ, hẹp hòi trong công tác cán bộ.

Trần Văn Phòng: Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội nhân văn trong đấu tranh lý luận hiện nay

Trong cuộc đấu tranh lý luận, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn có vai trò quan trọng, to lớn. Để phát huy vai trò của đội ngũ này tham gia đấu tranh lý luận có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu: Dân chủ hóa trong nghiên cứu, giảng dạy; đầu tư thích đáng cho công tác đấu tranh tư tưởng lý luận; xây dựng cơ chế lôi cuốn đội ngũ những nhà nghiên cứu, giảng dạy đấu tranh lý luận; phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân của các nhà nghiên cứu, giảng dạy đầu ngành; đổi mới phương thức đấu thầu, tuyển thầu, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu, đổi mới hoạt động của các cơ quan nghiên cứu; tăng cường tổng kết thực tiễn đấu tranh lý luận để ngăn chặn bệnh kinh nghiệm, giáo điều; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc nghiên cứu, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh đó, tinh thần tích cực, sự cố gắng, sáng tạo của bản thân các nhà khoa học là vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy phục vụ đấu tranh lý luận hiện nay.

Phương Minh Hòa: Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc

Trước bối cảnh tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thể hiện sâu sắc tầm nhìn chiến lược, tư duy mới của Đảng về hai nhiệm vụ chiến lược, trực tiếp là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trên cơ sở quán triệt mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng, bộ đội phòng không - không quân tập trung thực hiện những nội dung cơ bản: xây dựng bộ đội phòng không - không quân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền bầu trời, vùng biển đảo Tổ quốc; làm chủ vũ khí trang bị hiện đại, nâng cao khả năng tự bảo đảm kỹ thuật để tác chiến trong mọi điều kiện với hiệu suất chiến đấu cao; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng; sẵn sàng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, trong mọi điều kiện hoàn cảnh; quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong việc giải quyết các bất đồng về quyền, chủ quyền vùng trời trên biển đảo.

Nguyễn Mạnh Thắng: Giải quyết những vấn đề cấp bách của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 15 triệu công nhân, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,3 triệu người. Công nhân chiếm 33% tổng số lao động, 17% dân số cả nước, đóng góp trên 60% GDP và hơn 70% ngân sách nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm xây dựng giai cấp công nhân. Tuy vậy, qua khảo sát thực tế cho thấy, nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân chậm được giải quyết, như vấn đề tiền lương, thu nhập, môi trường làm việc, trang bị bảo hộ không bảo đảm, vấn đề nhà ở, bảo hiểm xã hội, các thiết chế văn hóa ở các khu công nghiệp tập trung,... Để giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp thiết của giải cấp công nhân hiện nay cần đổi mới và hoàn thiện chính sách việc làm, giải phóng mọi tiềm năng xã hội để phát triển kinh tế - xã hội, tạo nhiều cơ hội việc làm; tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền thưởng, điều chỉnh mức lương tối thiểu chung tiếp cận nhu cầu mức sống tối thiểu, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về tiền lương; hoàn thiện chính sách nhà ở, nhà trẻ, trường học, có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động về vấn đề nhà ở. Nhà nước có chính sách ưu tiên xây dựng nhà ở cho người lao động; xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nguyễn Huy Hiệu: Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa, tầm vóc thế giới và để lại những bài học lịch sử vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chiến thắng Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang của dân tộc Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một bản hùng ca, những giá trị của thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc luôn còn đọng mãi với lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thế hệ. Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện ở những điểm sau: Sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kiên quyết và tài giỏi của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân cho trận quyết chiến chiến lược; Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế.

Trần Nam Chuân - Nguyễn Hồng Việt: Đấu tranh vạch trần các luận điệu xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

 

Trong thế giới hiện đại, dân chủ, nhân quyền là giá trị chung của nhân loại; không có mô hình “chuẩn” về dân chủ, nhân quyền mà chỉ có những mô hình cụ thể dựa trên những giá trị phổ quát được ghi nhận trong những văn kiện quốc tế về quyền con người. Ở Việt Nam, quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, khẳng định. Hầu hết các khuôn khổ đối thoại và hợp tác về quyền con người, về dân chủ, nhân quyền song phương hay đa phương, đều ghi nhận những thành tựu Việt Nam đạt được. Nhưng một số tổ chức, cá nhân vì mưu đồ, động cơ chính trị, luôn tìm mọi cách để áp đặt cách nhìn phiến diện, thiếu khách quan, thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi và quyết liệt, đưa thông tin sai lệch về “dân chủ”, “nhân quyền” để nói xấu chế độ, phủ nhận những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam. Do vậy, để nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng, củng cố nhận thức chính trị của toàn Đảng, toàn dân, giữ vững thế trận lòng dân cần đấu tranh quyết liệt, vạch trần các luận điệu sai trái, thù địch, khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, làm tốt công tác dân vận, nâng cao đời sống nhân dân.

 

Thông tin tuyên truyền