Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 5-2014
Thứ sáu, 23 Tháng 5 2014 09:50
3773 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 5-2014

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3. Lê Hữu Đức: Mấy định hướng cơ bản xây dựng thế trận an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

7. Phạm Xuân Đương: “Công nghiệp hóa hiện đại”- bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp

13. Nguyễn Viết Thảo: Quá trình nhận thức, đánh giá về thời đại và thế giới từ năm 1986 đến nay

18. Lê Quốc Lý: Một số kiến nghị bổ sung, phát triển các quan điểm nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa

24. Trần Văn Bính: Bàn về văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa

28. Trần Ngọc Hiên: Mấy ý kiến về đổi mới chính sách khoa học và công nghệ ở Việt Nam

32. Nguyễn An Ninh: Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân hiện nay

37. Nguyễn Thị Như Hà: Quan điểm của Đảng về khoa học và công nghệ

42. Trần Thị Minh Tuyết: Đức khoan dung Hồ Chí Minh

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

46. Lê Ngọc Hùng: Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin trong đổi mới dạy - học lãnh đạo, quản lý

51. Nguyễn Văn Quang: Vấn đề ngoại ngữ trong đào tạo nguồn nhân lực

Thực tiễn - Kinh nghiệm

56. Thân Thị Thư: Thành phố Hồ Chí Minh với quá trình hình thành và vận hành cơ chế thị trường

63. Đỗ Thị Thạch - Nguyễn Văn Quyết: Kết quả thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới

69. Nguyễn Minh Tuấn: Cần xác định mối quan hệ giữa bí thư, phó bí thư với cấp ủy

74. Phạm Văn Phương: Thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên ở Trường Trung cấp 24 biên phòng

Nhân vật - Sự kiện

77. Hà Mỹ Hương: Vấn đề Crưm từ góc nhìn lịch sử

Diễn đàn

83. Nguyễn Văn Giang: Ảnh hưởng của “Lợi ích nhóm” đến sự lãnh đạo của đảng cầm quyền

88. Đỗ Phú Hải: Xây dựng chính sách công: vấn đề, giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng

Quốc tế

93. Trần Thị Thanh Hiền: Ba năm nhìn lại biến động chính trị tại Trung Đông - Bắc Phi

Từ điển mở

98.  Trần Hữu Tiến: Trật tự thế giới đương đại

101. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Phạm Xuân Đương: “Công nghiệp hóa hiện đại” - bước chuyển quan trọng đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp

Trên cơ sở phân tích những thành tựu sau 30 năm đổi mới đạt được; những hạn chế và nguyên nhân trong tư duy CNH, HĐH, từ những xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, tác giả đề xuất một số quan điểm: CNH, HĐH phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân; CNH, HĐH phải gắn với kinh tế tri thức, phát triển bền vững; thực hiện bằng thể chế của nền kinh tế thị trường; phát huy tối đa các nguồn lực cho CNH, HĐH; nguồn lực con người là yếu tố cơ bản; khoa học - công nghệ là nền tảng; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản; phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội... Tác giả đề nghị nên diễn đạt lại mệnh đề CNH, HĐH là “công nghiệp hoá hiện đại”, gồm công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp vật liệu, với sản phẩm và tiêu chí của nước công nghiệp. Giải pháp thực hiện công nghiệp hóa hiện đại là: hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống tiêu chí nước công nghiệp hiện đại.

Trần Ngọc Hiên: Mấy ý kiến về đổi mới chính sách khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Trên cơ sở phân tích những xu hướng mới phát sinh từ cuộc khủng hoảng hệ thống đầu thế kỷ XXI; xu hướng mới về phát triển kinh tế thị trường, trong phát triển khoa học và công nghệ; từ những bất cập của chính sách khoa học và công nghệ của Việt Nam, bài viết nêu rõ, việc hoạch định và thực thi chính sách khoa học, công nghệ cần chú ý những đặc điểm về văn hóa dân tộc và thời đại hiện nay. Đó là: Sớm nhận thức và vận dụng những giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh khi hoạch định và thực thi chính sách, nhất là trong lựa chọn, thu hút và tận dụng nguồn tri thức của dân tộc và thế giới; Nhà nước phải xây dựng đội ngũ trí thức đông đảo; bồi dưỡng và nâng cao năng lực những người làm khoa học để thực hiện phát triển rút ngắn, Nhà nước cần bảo đảm những điều kiện cần thiết cho những người hoạt động khoa học chủ động sáng tạo.

Lê Ngọc Hùng: Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin trong đổi mới dạy - học lãnh đạo, quản lý

Lênin chỉ ra nhiệm vụ của chính đảng mác xít khi đã giành được chính quyền là quản lý đất nước. Nhiệm vụ quản lý này chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Để tiến lên CNXH những người cộng sản phải học các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới nhất, phải nghiên cứu và đào tạo, áp dụng các tri thức khoa học kỹ thuật. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy vấn đề đang đặt ra hiện nay của Việt Nam là tập trung vào học cách lãnh đạo, quản lý khoa học để tăng nhanh năng suất lao động xã hội. Công tác dạy-học lãnh đạo, quản lý phải đổi mới và nâng cao chất lượng theo quan điểm của Lênin: học và vận dụng nghiêm túc, hệ thống các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới nhất của thế giới, thể hiện trong việc biên soạn, giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý.

Đỗ Thị Thạch - Nguyễn Văn Quyết: Kết quả thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, kinh tế nông nghiệp từng bước được xây dựng theo hướng hiện đại; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư, phát triển; đời sống vật chất và tinh thần cư dân nông thôn được cải thiện và nâng lên rõ nét; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tăng, xuất hiện ngày càng nhiều hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả, hệ thống chính trị nông thôn được củng cố, hoàn thiện thêm một bước. Bên cạnh đó, có một số vấn đề đặt ra, đó là: một bộ phận cán bộ và người dân nông thôn chưa nhận thức đúng về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; việc huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đạt yêu cầu; hệ thống chính trị nông thôn bộc lộ một số yếu kém, bất cập. Một số giải pháp chủ yếu là: nâng cao sự thống nhất về nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho nông thôn; đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Nguyễn Minh Tuấn: Cần xác định mối quan hệ giữa bí thư, phó bí thư với cấp ủy

Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, bí thư, phó bí thư là vấn đề trung tâm của nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong Đảng hiện nay. Cơ chế lãnh đạo tập thể là sự thể hiện cao nhất của dân chủ trong Đảng. Tuy vậy, do không hiểu thấu đáo và do chưa có quy định chặt chẽ nên để thể hiện quyền lực và kiểm soát quyền lực, các cấp có thẩm quyền có xu hướng coi nhẹ, hoặc lấn át, lạm quyền, dễ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền. Do vậy, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đề ra một nhiệm vụ cấp bách là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Để triển khai trên thực tế, cần rà soát, ban hành đồng bộ chính sách theo hướng quy chế hóa, quy trình hóa và công khai hóa các mặt công tác của cấp ủy. Cơ chế, quy chế, chính sách phải hướng vào bảo đảm trên thực tế vai trò lãnh đạo của cấp ủy và phát huy vai trò phụ trách của bí thư, phó bí thư. Giải pháp quan trọng là tạo được sự chuyển biến về nhận thức của mỗi cấp ủy và đảng viên về vấn đề này.

 

Thông tin tuyên truyền