Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 6-2014
Thứ hai, 23 Tháng 6 2014 08:15
3823 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 6-2014

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3.   Mạch Quang Thắng: Đảng trong tình hình mới

7.   Nguyễn Trọng Phúc: Sự phát triển lý luận về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

14. Trần Du Lịch: Thống nhất nhận thức và có bước đi phù hợp trong đổi mới thể chế kinh tế

20. Phan Thanh Khôi: Xây dựng nông thôn mới - sự nghiệp lớn lao và lâu dài

24. Lê Kim Việt: Giữ vững tính nguyên tắc trong vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

28. Bùi Đình Phong: Học tập và làm theo Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm

32. Nguyễn Duy Hạnh - Nguyễn Tùng Lâm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí

37. Hoàng Hùng Hải: Bảo đảm quyền con người - tư tưởng chủ đạo của Hiến pháp năm 2013

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

41. Song Thành: Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

45. Lê Thị Hoài Thanh - Đoàn Thế Hùng: Truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức 

49. Nguyễn Anh Tuấn - Nguyễn Minh Hải: Dân chủ - phương thức và động lực của đổi mới giáo dục và đào tạo

Thực tiễn - Kinh nghiệm

55. Nguyễn Sinh Cúc: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2013

Nhân vật - Sự kiện

60. Nguyễn Chu Hồi: Trung Quốc đang đốt cháy hòa bình ở Biển Đông

65. Nguyễn Huy Hiệu: Tăng cường hợp tác quốc tế bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển, đảo

Diễn đàn

70. Ngô Ngọc Thắng: Những nhân tố bảo đảm sự phát triển bền vững

74. Hoàng Văn Luân: Quản trị xung đột lợi ích - các lý thuyết và vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay

80.Trần Thị Hòe: Hội nhập quốc tế với việc bảo đảm các quyền con người

Thông tin Khoa học và Đào tạo

84.Lê Văn Toan: Đọc sách: Một số vấn đề về dân chủ, độc tài và phát triển

89. Lê Minh Phương - Nguyễn Thị Ngọc Diệp: Hội thảo khoa học:Học viện chính trị  quốc gia Hồ Chí Minh với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ công cuộc đổi mới đất nước

Quốc tế

95. Hoàng Khắc Nam: Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế

       Từ điển mở

101.  Nguyễn Danh Tiên: Tri thức bản địa

104.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Mạch Quang Thắng: Đảng trong tình hình mới

Trước yêu cầu lãnh đạo toàn dân tộc phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng Cộng sản Việt Nam cần khắc phục những hạn chế, yếu kém, phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy, coi trọng công tác nghiên cứu phát triển lý luận gắn với tổng kết thực tiễn. Cần tiếp tục đổi mới về tổ chức để bộ máy phù hợp với một Đảng cầm quyền trong giai đoạn mới; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới phong cách công tác của cán bộ, đảng viên; đổi mới công tác cán bộ theo hướng dân chủ hóa bằng những quy chế rõ ràng, minh bạch; tự đổi mới gắn liền với tự chỉnh đốn, sự nêu gương của các cấp trên với cấp dưới; giữ vững bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng; chú trọng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; chống nguy cơ bên trong đối với Đảng…

Nguyễn Trọng Phúc: Sự phát triển lý luận về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đổi mới tư duy lý luận kết hợp với tổng kết thực tiễn đã làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về CNXH và quá độ đi lên CNXH, thể hiện trên các nội dung cơ bản: về mục tiêu, mô hình và bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam; các bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhà nước pháp quyền XHCN quản lý và nhân dân làm chủ.

Trần Du Lịch: Thống nhất nhận thức và có bước đi phù hợp trong đổi mới thể chế kinh tế

Ba vấn đề trọng tâm trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN là đổi mới nhận thức và hành động trong thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; định chế vận hành cơ chế thị trường và vấn đề lợi ích. Một số vấn đề cần thống nhất nhận thức và có bước đi phù hợp trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là: Nhà nước sử dụng hiệu quả các công cụ của thị trường, không làm thay thị trường; hoàn thiện cơ chế vận hành các loại thị trường; sử dụng công cụ quy hoạch và kế hoạch phù hợp với sự vận hành của cơ chế kinh tế thị trường; cần có sự đột phá trong cải cách hành chính và tài chính công; xác lập quan điểm về chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển công nghiệp phụ trợ là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; trở lại nền tảng của công nghiệp hóa là “tam nông”; phát triển mô hình “công tư đối tác” (PPP) trong đầu tư.

Song Thành: Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sớm nhận thức và luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục. Thành công của Người trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo chính là thể hiện sự thành công của một triết lý giáo dục cách mạng đúng đắn, có tính lý luận và thực tiễn cao, đến nay vẫn còn giá trị. Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh thể hiện ở quan điểm của Người về vai trò nền tảng và sứ mệnh trọng đại của giáo dục; về mục tiêu của nền giáo dục dân chủ mới; về phương châm, phương pháp dạy và học. Đây là những giá trị vô cùng quý báu cần vận dụng, quán triệt trên con đường đổi mới, phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng.

Nguyễn Sinh Cúc: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2013

Thu hồi và đền bù đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, cần giải quyết vấn đề giá đất. Thực hiện Luật đất đai 2013 cần triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp theo hướng giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích của Nhà nước, hộ nông dân và doanh nghiệp. Các bộ, ngành liên quan cần phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hướng lâu dài; đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp, bảo vệ toàn bộ đất lúa hiện có; đổi mới chính sách tài chính đất đai theo hướng thu hẹp khoảng cách về giá đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp; đổi mới phương thức sử dụng đất nông nghiệp theo lối hành chính sang hỗ trợ kỹ thuật; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về đất đai, trước hết là thực hiện nghiêm Chương 8: Tài chính về đất đai, giá đất và đấu thầu quyền sử dụng đất.

Nguyễn Chu Hồi: Trung Quốc đang đốt cháy hòa bình ở Biển Đông

Tham vọng thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” với mục tiêu “độc chiếm” Biển Đông, độc quyền khai thác nguồn tài nguyên giàu có tại đây, năm 2009 Trung Quốc đã công bố ra Liên Hợp quốc yêu sách phi lý về “Đường lưỡi bò 9 đoạn”, chiếm 80% diện tích Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia quanh Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Hành động của Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, sử dụng hàng trăm tàu các loại, trong đó có nhiều tàu quân sự hung hăng đâm vào tàu chấp pháp của Việt Nam, gây hư hỏng tàu và thương tích cho nhiều cán bộ kiểm ngư, ngư dân Việt Nam… đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC), thách thức các nỗ lực của các quốc gia ASEAN về giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động sai trái của Trung Quốc và sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Ngô Ngọc Thắng: Những nhân tố bảo đảm sự phát triển bền vững

Trong xu thế chung của thời đại và xuất phát từ nhu cầu và điều kiện đất nước, Việt Nam đã lựa chọn con đường phát triển bền vững. Phát triển bền vững là tư tưởng chủ đạo trong chiến lược phát triển đất nước. Việt Nam có thể phát triển bền vững hay không tùy thuộc vào nhận thức và giải quyết các nhân tố: phát triển kinh tế là nền tảng của sự phát triển bền vững; tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, lành mạnh là điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững; phát huy cao độ ba nhân tố cơ bản then chốt: sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân; phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

Hoàng Khắc Nam: Chính trị xanh - một cách tiếp cận trong quan hệ quốc tế

Các luận điểm chính của Chính trị xanh là: Quốc gia vẫn là chủ thể quan trọng trong trong quan hệ quốc tế nhưng có xu hướng suy giảm và vai trò của các tổ chức quốc tế tăng dần, hình thành mô hình quản trị toàn cầu; môi trường trở thành động lực của nền chính trị toàn cầu và giúp hình thành các thể chế quốc tế, thúc đẩy giải quyết các vấn đề chính trị theo phương thức phi bạo lực; quyền lực trong quan hệ quốc tế có sự thay đổi xuất phát từ việc giải quyết vấn đề môi trường; vấn đề môi trường làm suy giảm chủ quyền quốc gia và thúc đẩy hợp tác quốc tế; môi trường là một nguồn của xung đột trong quan hệ quốc tế, đồng thời cũng giúp phổ biến ý thức về những giá trị chung của nhân loại. Còn có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, nhưng Chính trị xanh đang là một lý thuyết, cách tiếp cận đáng quan tâm trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

 

Thông tin tuyên truyền