Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 7-2014
Thứ ba, 29 Tháng 7 2014 09:34
4058 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 7-2014

MỤC LỤC 

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3. Nguyễn Đình Tấn: Sự phát triển nhận thức của Đảng về công bằng xã hội và xóa đói, giảm nghèo

8. Trần Văn Phòng: Về tính quy luật của đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các mối quan hệ lớn

13. Dương Văn Sao: Phát huy vai trò của Công đoàn trong nâng cao ý thức chính trị và kỷ luật cho công nhân

18. Lê Huy Vịnh: Bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

22.Nguyễn Vĩnh Thắng: Xây dựng và phát huy nhân tố chính trị - tinh thần của quân đội trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

26. Vũ Anh Tuấn:  Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền hành chính nhà nước

30. Huỳnh Thị Gấm: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

33. Hà Quang Ngọc - Trần Thị Minh Châu: Quản trị địa phương trong phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa

39. Nguyễn Hồng Điệp: Từ triết lý của Hồ Chí Minh về văn hóa đến đường lối xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

43. Trần Phúc Thăng: Một số điểm mới trong Chương trình cao cấp lý luận chính trị

47. Đào Thị Thanh Thủy: Thẻ điểm cân bằng - Một cách tiếp cận nhằm đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức

Thực tiễn - Kinh nghiệm

52. Nguyễn Thị Minh Tâm: Củng cố mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

58. Đỗ Trọng Hưng: Thanh Hóa thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường

62. Nguyễn Thị Miền: Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu

66. Nguyễn Thị Ánh - Nguyễn Thị Nghĩa: Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ

Nhân vật - Sự kiện

70. Hoàng Chí Trung: Vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế qua việc thực hiện báo cáo quốc gia về quyền con người

Diễn đàn

74. Trần Hậu: Một số quan điểm về  cơ chế phản biện xã hội

78. Nguyễn Thị Tâm: Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội

Thông tin Khoa học và Đào tạo

83. Nguyễn Quốc Phẩm: Lý luận Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội và những luận điểm cần bổ sung, phát triển

Quốc tế

87. Lương Văn Kế: Tính chất địa chính trị của liên kết song phương Việt Nam với các nước láng giềng

91. Nguyễn Nhâm: “Sách Xanh”: Ngoại giao Nhật Bản có gì mới?

Từ điển mở

96. Nguyễn Việt Anh: An ninh hàng hải

100. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI SỐ 7-2014

Nguyễn Đình Tấn: Sự phát triển nhận thức của Đảng về công bằng xã hội và xóa đói, giảm nghèo

Giải quyết đói nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một mục tiêu nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Nhận thức về xóa đói giảm nghèo gắn chặt với những bước tiến trong nhận thức về công bằng xã hội, phát triển bền vững. Đảng ta khẳng định, đây là quá trình lâu dài. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh doanh, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn vốn khác vào sản xuất - kinh doanh, qua phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa; chống các biểu hiện tiêu cực, bất công.

Trần Văn Phòng: Về tính quy luật của đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các mối quan hệ lớn

Đổi mới là tất yếu, hợp quy luật phát triển xã hội. Thực tiễn 30 năm đổi mới đã cho thấy, đối với một nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam, đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội phải giải quyết các mối quan hệ lớn: giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Dương Văn Sao: Phát huy vai trò của Công đoàn trong nâng cao ý thức chính trị và kỷ luật cho công nhân

Nâng cao ý thức chính trị, kỷ luật lao động có ý nghĩa quyết định đến xây dựng giai cấp công nhân, tạo ra hợp lực để phát triển; là đòi hỏi khách quan, cấp bách đối với Công đoàn. Để làm tốt công tác này, công đoàn các cấp cần xác định từng đối tượng, chú trọng công nhân, lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, pháp luật; Công đoàn đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị; gắn công tác tuyên truyền, giáo dục với các biện pháp động viên; Công đoàn cần đổi mới tổ chức và hoạt động.

Nguyễn Thị Minh Tâm: Củng cố mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là vùng đất mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tính cộng đồng tự quản làng xã; kinh tế - xã hội truyền thống mang tính tiểu nông, manh mún, lạc hậu là cơ bản, đòi hỏi sự cố kết gia đình, dòng tộc, cộng đồng; tương ứng là quan hệ thể chế quan phương và phi quan phương trong tự quản. Qua gần 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ. Văn hóa cộng đồng truyền thống được bảo tồn và phát huy, gắn kết cá nhân và thôn làng. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xã hội nan giải cũng nảy sinh: phân hóa giàu - nghèo, xung đột xã hội gia tăng... Các giải pháp chủ yếu để củng cố quan hệ cá nhân và cộng đồng hiện nay là: tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế bền vững; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; giải quyết tốt mối quan hệ xã-thôn-làng, giữa quản lý nhà nước và tự quản thôn làng.

Hoàng Chí Trung: Vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế qua việc thực hiện báo cáo quốc gia về quyền con người

Ngày 20-6-2014, Báo cáo nhân quyền của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát đã được 47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền thông qua trước sự chứng kiến của các nước thành viên Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế, phi chính phủ. Sự kiện này minh chứng khách quan việc đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực, thành tựu của Việt Nam về thực hiện các quyền con người; đánh dấu một bước vững chắc trong quá trình hội nhập, đối thoại và hợp tác về quyền con người trên trường quốc tế; thể hiện rõ nét vị thế của Việt Nam và là một hình mẫu về cam kết, nỗ lực về nhân quyền. Việt Nam đã chấp nhận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị nhận được tại Nhóm làm việc về UPR trước đó. Để phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới các bộ, ngành liên quan cần xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể trong lĩnh vực mình phụ trách để thực hiện 182 khuyến nghị UPR Việt Nam đã chấp nhận.  

Lương Văn Kế: Tính chất địa chính trị của liên kết song phương Việt Nam với các nước láng giềng

Trong quan hệ quốc tế, quan hệ song phương là kiểu quan hệ có lịch sử lâu đời nhất và mang tính điển hình nhất. Với những đặc thù về địa lý, lịch sử và văn hóa, về cấu trúc chính trị - xã hội, hiện nay Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng và tích cực trong cấu trúc quyền lực địa chính trị trong khu vực. Trong các quan hệ liên kết song phương của Việt Nam với các nước láng giềng hiện nay, yếu tố địa lý đã chi phối ở cả hai cấp độ: Các nguyên tắc địa chính trị chung đối với thiết lập các liên kết song phương và chi phối của các điều kiện địa chính trị đặc thù đối với liên kết song phương với một nước cụ thể. Do sự chi phối của các nguyên tắc địa chính trị chung, quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng trở thành nguyên tắc lớn trong truyền thống chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chính sách đối ngoại “Việt Nam làm bạn với tất cả các nước”đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới 30 năm qua.

Thông tin tuyên truyền