Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 8-2014
Thứ ba, 26 Tháng 8 2014 10:13
3522 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 8-2014

MỤC LỤC

3.       Tô Huy Rứa: Bám sát đường lối và nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, xây dựng Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trở thành hệ thống trường Đảng hiện đại, vững mạnh

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

8.       Lê Quốc Lý: Tiêu chí và giải pháp cơ bản phát triển bền vững ở nước ta

11.     Phạm Hồng Chương: Hồ Chí Minh và phong cách lý luận gắn với thực tiễn

15.     Nguyễn Văn Mạnh: Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

20.     Trần Nam Chuân - Nguyễn Hồng Việt: Biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo

24.     Hồ Tấn Sáng: An ninh trên Biển Đông - từ góc nhìn của các tỉnh duyên hải miền Trung

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

28.     Phạm Thị Túy: Chuẩn hóa quy trình đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình tại Học viện

Thực tiễn - Kinh nghiệm

33.     Nguyễn Hữu Cát - Mai Hoài Anh: Thông tin đối ngoại góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế

37.     Trung Thị Thu Thủy: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

40.     Đặng Ánh Tuyết: Xu hướng biến đổi chức năng kinh tế hộ gia đình nông thôn Việt Nam

44.     Trương Thị Kiên: Phát triển nguồn lực cộng tác viên cho tạp chí khoa học lý luận, xã hội

Nhân vật - Sự kiện

48.    Nguyễn Thị Toan: Võ Nguyên Giáp - Nhà trí thức nhân văn

52.     Lê Hồng Sơn: Phát huy truyền thống đánh thắng trận đầu để bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Diễn đàn

56.     Trịnh Đức Thảo: Mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

61.     Nguyễn Chí Dũng: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại hiện nay

66.     Nguyễn Hữu Đổng: Văn hóa cầm quyền và xây dựng văn hóa cầm quyền của Đảng

69.     Phạm Minh Anh: Quản lý theo hướng tiếp cận tổng thể xã hội

Thông tin Khoa học và Đào tạo

74.     Nguyễn Trịnh: Tọa đàm khoa học Bình đẳng giới: Sự tham chính của phụ nữ

79.     Nguyễn Hồng Yến: Mục tiêu kinh tế và sự lựa chọn các công cụ chính sách

Quốc tế

84.     Trần Phúc Thăng – Phạm Thị Thắm: Kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung đột về đất đai

89.     Lê Thị Thục: Quyền tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ - kinh nghiệm của một số nước 

Từ điển mở

93. Nguyễn Văn Minh: Phản biện xã hội của báo chí và phản biện xã hội qua báo chí

97.    TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Tô Huy Rứa: Bám sát đường lối và nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, xây dựng Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trở thành hệ thống trường Đảng hiện đại, vững mạnh

Trong những năm qua, Học viện và các trường chính trị đã từng bước đổi mới các mặt hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong năm học 2014-2015 và các năm tới, với phương châm chủ đạo là: bám sát đường lối và nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, xây dựng Học viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trở thành hệ thống trường Đảng hiện đại, vững mạnh; rất cần chủ động chuẩn bị mọi mặt cho thời kỳ phát triển mới, trước hết là chuẩn bị về tư duy, nhận thức, quan điểm; cần gắn chặt hơn nữa với công tác xây dựng Đảng, nhất là các nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay; Học viện phải luôn giữ vững bản chất trường Đảng thông qua xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương pháp đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý; phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ và đội ngũ cộng tác viên.

Lê Quốc Lý: Tiêu chí và giải pháp cơ bản phát triển bền vững ở nước ta

Phát triển bền vững là phải đạt được: tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội trong môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Những chỉ tiêu đánh giá là: GDP xanh, chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số bền vững môi trường (ESI). Những năm qua Việt Nam đã đặc biệt quan tâm phát triển bền vững và đã đạt được những kết quả nhất định. Để phát triển bền vững cần nỗ lực thực hiện các giải pháp: đẩy mạnh hoàn thiện thể chế phát triển bền vững; đề xuất phương châm giới hạn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực xã hội, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển bền vững; đầu tư phát triển khoa học - công nghệ phục vụ phát triển bền vững.

Phạm Hồng Chương: Hồ Chí Minh và phong cách lý luận gắn với thực tiễn

Sự gắn bó giữa lý luận với thực tiễn là đặc điểm nổi bật của Hồ Chí Minh và được thể hiện rõ nét trong toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Người, cả trong tư duy và hoạt động thực tiễn, trong việc xác định mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Lý luận gắn bó với thực tiễn còn được thể hiện trong tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Theo Người, trước hết phải nâng cao trình độ lý luận, mặt khác phải gắn lý luận với thực tiễn tránh bệnh lý luận suông, giáo điều; khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm.

Nguyễn Văn Mạnh: Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực đang ngày càng tác động, ảnh hưởng mạnh tới nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh là: Khắc phục những hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam; kiên trì giải quyết tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; đẩy mạnh xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển đảo; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phòng thủ; nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Phạm Thị Túy: Chuẩn hóa quy trình đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình tại Học viện

Việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng là công việc khó khăn, nhất là trong bối cảnh hiện nay; đặc thù đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Học viện cần chuẩn hóa quy trình biên soạn, đánh giá thẩm định chương trình, giáo trình, cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá, tiến hành định kỳ, thường xuyên hoạt động đánh giá, cần có đơn vị chuyên trách nhiệm vụ điều phối việc đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình. Việc đánh giá có nhiều hình thức song quy trình chính thức là thông qua các hội đồng đánh giá, thẩm định, qua nhiều khâu, nhiều cấp.

Nguyễn Thị Toan: Võ Nguyên Giáp - Nhà trí thức nhân văn

Võ Nguyên Giáp là nhà trí thức lớn của dân tộc Việt Nam. Ông là nhà giáo dạy sử, một nhà báo, một trí thức yêu nước. Am hiểu lịch sử chiến tranh và nghệ thuật dùng binh của tổ tiên, ông đã góp phần quan trọng xây dựng nên nghệ thuật quân sự độc đáo  của Quân đội nhân dân Việt Nam để chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Đất nước hòa bình thống nhất, ở vị trí Phó Thủ tướng phụ trách khoa học - kỹ thuật, ông đã có những tư duy đột phá về phát triển kinh tế, đề xuất chiến lược đẩy mạnh cách mạng khoa học - kỹ thuật, về kinh tế biển và khoa học về biển. Ông thường xuyên tham gia phản biện những chính sách về các vấn đề trọng đại của đất nước. Tinh thần nhân văn thấm sâu trong cốt cách tinh thần cao quý của nhà trí thức cách mạng Võ Nguyên Giáp, luôn đặt sinh mệnh, cuộc sống hạnh phúc cho mỗi con người lên trên tất cả. 

Thông tin tuyên truyền