Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 9-2014
Thứ hai, 22 Tháng 9 2014 10:34
3428 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 9-2014

MỤC LỤC

Kỷ niệm 65 năm truyền thống Học viện (1949 - 2014)

3.      Lê Hồng Anh: Phát huy thắng lợi năm học vừa qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014 - 2015

7.      Tạ Ngọc Tấn: Phát huy truyền thống 65 năm, đổi mới mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của Đảng trong thời kỳ mới

13.    Nguyễn Đức Bình: Tiếp tục suy nghĩvề Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

22.    Nguyễn Mạnh Hà: Học viện với nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền và chỉ đạo công tác lịch sử Đảng toàn quốc

26.    Phạm Ngọc Anh: Học viện với sự nghiệp nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

32.    Lê Văn Lợi: Học viện với sự nghiệp nghiên cứu, giáo dục và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin

45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

37.    Nguyễn Trọng Phúc: Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách với người có công

41.    Trần Minh Trưởng: Thực hiện Di chúc về phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại

45.    Bùi Đình Phong: Tư duy đổi mới trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

49.    Nguyễn Thị Kim Dung: Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc thực hiện quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

53.    Nguyễn Đình Tấn: Phân tầng xã hội hợp thức và kiến nghị nhằm thực hiện công bằng xã hội

59.    Nguyễn Quốc Phẩm: Quan niệm của các học giả Nga về lý luận hình thái kinh tế - xã hội

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

64.    Hoàng Phúc Lâm: Nâng cao chất lượng tự đào tạo của cán bộ trẻ tại Học viện

68.    Phạm Công Hiệp: Một số điểm mới của chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Thực tiễn - Kinh nghiệm

71.    Lê Văn Toàn: Phân tầng xã hội trong thời kỳ đổi mới

76.    Nguyễn Minh Phong - Nguyễn Trần Minh Trí: Một số giải pháp kiểm soát nợ công của Việt Nam

Diễn đàn

80.    Trương Minh Dục: Những luận điểm sai trái của Trung Quốc về chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Thông tin Khoa học và Đào tạo

87.    Nguyễn Hoa Mai: Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác phát triển giữa Việt Nam - ASEANvới Liên bang Nga: Thực trạng và triển vọng”

93.    Nguyễn Thị Lan: Tổng thống Ấn Độ thăm và khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Học viện

Quốc tế

95. Nguyễn Hoàng Giáp: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga: Thực trạng và triển vọng

101.Bùi Thành Nam: Những tác động của hiệp định thương mại tự do

106.Lê Văn Chiến: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Myanma  

Từ điển mở

111. Hoàng Văn Nghĩa: Các cơ chế và cơ quan tài phán quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh hải

114. Tóm tắt một số bài

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Lê Hồng Anh: Phát huy thắng lợi năm học vừa qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2014-2015

Đồng chí ghi nhận những kết quả mà Học viện đạt được: duy trì các lớp đào tạo cơ bản và bồi dưỡng, tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức; đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, cán bộ, giảng viên và học viên cần lưu ý và quyết tâm thực hiện: Đào tạo đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới là mục tiêu để Học viện định hướng các mặt công tác; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn chặt hơn nữa với công tác xây dựng Đảng nhất là những nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay; các đồng chí học viên cần nhận thức sâu sắc về trách nhiệm, nhiệm vụ của người học viên Trường Đảng, không ngừng rèn luyện, tu dưỡng và tích cực học tập.

Tạ Ngọc Tấn: Phát huy truyền thống 65 năm, đổi mới mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của Đảng trong thời kỳ mới

Là Trường Đảng cao cấp, Học viện được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng. Trong những tháng ngày gian khổ, cán bộ, nhân viên Trường Đảng đã nhận được sự quan tâm,tình cảm đặc biệt của Bác Hồ. Trường nhiều lần được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trực tiếp tới giảng bài, nói chuyện. Trong suốt chặng đường 65 năm, Học viện luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Vinh dự và tự hào với truyền thống, Học viện không ngừng đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.

Nguyễn Đức Bình: Tiếp tục suy nghĩ về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Khẳng định rõ vị trí, vai trò của Học viện là Trường Đảng cao cấp, đang thực hiện “công việc gốc” của Đảng là huấn luyện cán bộ. Hiện nay, tổng kết 30 năm đổi mới là công việc hết sức quan trọng, Học viện cần phải đóng góp vào nhiệm vụ chung rộng lớn này. Công cuộc đổi mới đang đi vào chiều sâu, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp nên trong tổng kết, đánh giá tránh vội vàng, quy chụp và thiếu khách quan. Sai lầm, vấp váp trong bước đi, hình thức, phương pháp là khó tránh khỏi nhưng sai lầm về những nguyên tắc cơ bản, về mục tiêu là không thể chấp nhận được. Học viện phải góp phần quan trọng về lý luận và phương pháp luận khoa học trong phân tích và nghiên cứu thực tiễn, đề xuất giải pháp trong giải quyết các vấn đề cấp bách đang đặt ra; đóng góp vào công tác xây dựng Đảng.

Nguyễn Mạnh Hà: Học viện với nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền và chỉ đạo công tác lịch sử Đảng toàn quốc

Nghiên cứu lịch sử toàn Đảng là một nhiệm vụ chính của Học viện, trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả, góp phần làm sáng rõ lịch sử các thời kỳ, các lĩnh vực, tạo sự thống nhất nhận thức trong Đảng và toàn xã hội, đóng góp vào nghiên cứu tổng kết thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Giảng dạy lịch sử Đảng đã có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo, giáo dục lý luận chính trị. Học viện chủ trì trong việc biên soạn các chương trình, giáo trình lịch sử Đảng cho các cơ sở đào tạo khác. Tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền về lịch sử Đảng; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa phương là một trong những nhiệm vụ chính của Học viện, được quan tâm thực hiện.

Phạm Ngọc Anh: Học viện với sự nghiệp nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

Là trung tâm quốc gia về nghiên cứu lý luận chính trị, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương, Học viện đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, phục vụ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Học viện đã hoàn thành việc xây dựng và xuất bản các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh toàn tập (sách in và CD-ROM), Hồ Chí Minh tuyển tập; thực hiện nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về di sản Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; tổ chức nhiều hội thảo khoa học các cấp, quốc gia và quốc tế. Học viện là cơ quan đầu tiên trong cả nước tổ chức biên soạn các tập bài giảng, giáo trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những tập bài giảng, giáo trình có tính khai phá về bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Các giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện được sử dụng rộng rãi trong cả nước. Học viện có nhiều hoạt động thiết thực tuyên truyền, giới thiệu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đông đảo cán bộ của Học viện tham gia tích cực công tác này, với nhiều cách thức khác nhau: biên soạn tài liệu, viết báo, giảng bài, báo cáo chuyên đề... Công tác tư liệu, thư viện được quan tâm, phục vụ tốt công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trọng Phúc: Thực hiện Di chúc về chính sách với người có công

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ tháng 5-1965. Trong phần viết bổ sung năm 1968, Người căn dặn Đảng, Chính phủ và toàn dân phải đặc biệt quan tâm và có chính sách đúng đắn đối với người có công với cách mạng. Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Thực hiện Di chúc của Người, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, chăm sóc người và gia đình có công. Quan điểm, chủ trương của Đảng được  pháp chế hóa và có chính sách cụ thể, như Pháp lệnh ưu đãi người có công, Pháp lệnh phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chính sách đối với thanh niên xung phong,... Thực hiện chính sách với người có công với tất cả sự quý trọng, biết ơn đã có ý nghĩa chính trị, xã hội, đạo lý sâu sắc gắn liền với sự phát triển bền vững và trường tồn của dân tộc.  

Nguyễn Đình Tấn: Phân tầng xã hội hợp thức và kiến nghị nhằm thực hiện công bằng xã hội

Phân tầng xã hội hợp thức được hình thành chủ yếu dựa vào sự khác biệt khách quan, tự nhiên giữa các thành viên trong xã hội về thể chất, trí tuệ, tài, đức và sự cống hiến cho xã hội. Để xây dựng một xã hội phân tầng hợp thức ở Việt Nam cần: làm sáng rõ nội dung thực chất của phân tầng hợp thức, xây dựng và thiết chế nó vào đời sống; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, trừng phạt các hành vi tiêu cực của phân tầng không hợp thức; xây dựng mô hình phân tầng hợp thức gắn với xóa đói giảm nghèo, đặt trong chiến lược phát triển tổng thể; sớm tìm ra cơ chế thích hợp nhằm phát hiện những nhóm xã hội ưu trội, cá nhân ưu tú, năng động, có năng lực từ đó có chính sách thu hút, đào tạo, sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp để phát huy tốt tiềm năng trí tuệ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào phát triển đất nước; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển tầng lớp trung lưu; sớm xây dựng một bộ chỉ báo đánh giá, hệ thống lương thưởng phù hợp với tài năng, đức độ và đóng góp của mỗi cá nhân, tổ chức.

Trương Minh Dục: Những luận điểm sai trái của Trung Quốc về chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Bài viết phản bác lại các ý kiến võ đoán, lập luận vô căn cứ đầy tính chủ quan của các học giả và chính quyền Trung Quốc để đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tác giả vạch trần sự xuyên tạc của Trung Quốc nội dung Công ước Pháp - Thanh ngày 26-6-1887, cố tình diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. Từ những phản bác đó, tác giả khẳng định, Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

 

 

Thông tin tuyên truyền