Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 10-2014
Thứ hai, 03 Tháng 11 2014 10:15
3312 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 10-2014

 

MỤC LỤC

 

3.         Nguyễn Phú Trọng: Phát huy dân chủ, tìm tòi những giải pháp mới và tập trung nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu, những khâu đột phá để tạo sự phát triển mới của Học viện

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

9.         Vũ Văn Phúc: Mối quan hệ giữa vai trò của thị trường với vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

14.       Phạm Hồng Chương: Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đặc trưng chính trị của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

19.       Lại Quốc Khánh: Hồ Chí Minh với vấn đề khai thác di sản tư tưởng Nho giáo

24.       Lê Kim Việt: Vận dụng và phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới

30.       Trần Thị Thúy Ngọc: Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội với tôn giáo

33.       Nguyễn Chu Hồi: Kinh tế biển xanh: Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam

39.       Phạm Hồng Phong: Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự

43.       Mai Hồng Quang: Văn hóa hiến pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

48.       Lưu Minh Văn: Xây dựng hệ giá trị văn hóa trong đổi mới và hội nhập

50.       Nguyễn Thế Tư: Xây dựng môi trường nhân văn trong tổ chức đảng

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

53.       Phạm Công Nhất: Đổi mới giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế

58.       Nguyễn Ngọc Khá: Đổi mới chương trình đào tạo ngành giáo dục chính trị ở các trường đại học sư phạm

Thực tiễn - Kinh nghiệm

62.       Nguyễn Toàn Thắng: Viện Văn hóa và Phát triển ba mươi năm xây dựng, trưởng thành

66.       Nguyễn Tiến Thành: Năng lực của cán bộ xã, phường trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

72.       Trần Văn Hiếu: Tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long

Diễn đàn

77.       Nguyễn An Ninh: Cần nhận thức thực tế hơn về một số dự báo của Mác về chủ nghĩa tư bản

Thông tin Khoa học và Đào tạo

82.       Lê Minh Phương: Một số hoạt động chào mừng 65 năm truyền thống Học viện

85.       Nguyễn Văn Sách: Nghiên cứu và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Phú Thọ

88.       Nguyễn Hạnh: Đảng bộ tỉnh Bình Dương nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị

Quốc tế

91.       Nguyễn Thùy Linh - Uông Minh Long: Biến đổi khí hậu và quan hệ quốc tế

95.       Nguyễn Nhâm: Cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) 

Từ điển mở

98.  Trần Thọ Quang: Ngoại giao kinh tế

103. TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

Nguyễn Phú Trọng: Phát huy dân chủ, tìm tòi những giải pháp mới và tập trung nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu, những khâu đột phá để tạo sự phát triển mới của Học viện

Đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định vị trí, vai trò của Học viện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; nghiên cứu lý luận chính trị cho Đảng và Nhà nước,ghi nhận những thành tích mà Học viện đã đạt được trong nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trước yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, đồng chí yêu cầu Học viện cần thường xuyên đổi mới cách nghĩ, cách làm, phát huy dân chủ, tìm tòi những giải pháp mới và tập trung mọi nguồn lực cho việc thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu, những khâu đột phá để nhanh chóng tạo ra sự phát triển mới; cần quan tâm xây dựng toàn diện Học viện, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về chuyên môn, có vốn sống thực tế, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực sáng tạo. 

Vũ Văn Phúc: Mối quan hệ giữa vai trò của thị trường với Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Vấn đề cốt lõi của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là xử lý tốt mối quan hệ giữa vai trò của thị trường với vai trò của Nhà nước. Phát huy đầy đủ tác dụng của điều tiết thị trường bảo đảm cho kinh tế phát triển; song có xác định đúng vị trí và thực hiện tốt chức năng của Nhà nước mới có thể duy trì, giữ vững sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Hai việc này cần được kết hợp một cách hữu cơ, bổ sung, phối hợp lẫn nhau để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững. Đây vừa là kinh nghiệm vừa là phương hướng, trọng điểm trong những năm tới, gồm: Chuyển đổi và xử lý từng bước quan hệ giữa vai trò của Nhà nước và vai trò của thị trường; phát huy ở mức độ cao hơn, phạm vi rộng hơn nữa vai trò của cơ chế thị trường trong việc phân bổ nguồn lực xã hội; đẩy mạnh cải cách thể chế hành chính, xây dựng chính quyền các cấp theo kiểu phục vụ.

Lê Kim Việt: Vận dụng và phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong công cuộc đổi mới

Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rõ tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, và những đặc thù của mỗi nước do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể quy định. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là thời kỳ dân chủ mới. Người cũng chỉ rõ những động lực, lực cản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp; về mục tiêu và các giai đoạn phát triển; về cơ cấu kinh tế, xã hội và các hình thức sở hữu; về cách thức bỏ qua chế độ TBCN trong thời kỳ quá độ.

Nguyễn Chu Hồi: Kinh tế biển xanh: Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam

Tăng trưởng xanh và kinh tế biển xanh đang là mối quan tâm toàn cầu, được xem là động lực để phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn cầu, công cụ để phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước đã ban hành chiến lược về phát triển bền vững, về tăng trưởng xanh. Nước ta có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững nhưng cũng có nhiều thách thức. Để đạt mục tiêu mà Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 do Nghị quyết Trung ương 4 khóa X đề ra, một số yêu cầu và cách tiếp cận phát triển kinh tế biển xanh là: Phát triển nền kinh tế biển hiệu quả và bền vững; khoa học công nghệ biển phải trở thành động lực phát triển; quy hoạch và quản lý liên ngành, liên vùng đối với các vùng biển, đảo và vùng ven biển để bảo đảm tính liên kết trong phát triển; duy trì môi trường hòa bình trong khu vực Biển Đông; cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật biển quốc gia; xây dựng chiến lược tổng thể và toàn diện,...

Nguyễn Thế Tư: Xây dựng môi trường nhân văn trong tổ chức đảng

Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI nhấn mạnh phải coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Môi trường nhân văn trong tổ chức đảng là một bộ phận của văn hóa đảng, đó là hoạt động của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên hướng vào thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, hướng tới các giá trị nhân văn. Môi trường nhân văn trong tổ chức đảng thể hiện ở hai nội dung: các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên giữ vững các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng (tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình), xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong đảng; tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ, đảng viên.

Nguyễn Tiến Thành: Năng lực của cán bộ cấp cơ sở trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

Qua kết quả khảo sát thực tế đội ngũ cán bộ cơ sở thuộc 3 khối công tác (Đảng, chính quyền, đoàn thể) về nhận thức về cấu trúc, nội dung; quan điểm, thái độ đối với ý nghĩa của việc thực hiện Pháp lệnh; về sự tham gia tổ chức thực hiện Pháp lệnh ở cơ sở, cho thấy: từ khi thực hiện Pháp lệnh, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức đã có chuyển biến tốt hơn, công tác xây dựng Đảng, chính quyền có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, số người được khảo sát đánh giá chung về hiệu quả việc thực hiện Pháp lệnh đạt tốt chỉ là 16,1%; có tới 53% cho rằng chỉ đạt yêu cầu; 27,1% đánh giá chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế.

 

 

Thông tin tuyên truyền