Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 11-2014
Thứ hai, 01 Tháng 12 2014 12:16
3077 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 11-2014

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

 3. Lê Hữu Đức: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

7. Trương Minh Tuấn: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc

12. Mạch Quang Thắng: Khái lược tư tưởng Hồ chí Minh

17. Trịnh Vương Hồng: Vì nhân dân quên mình, phẩm chất cách mạng cao quý của Quân đội nhân dân Việt Nam

22.Lý Việt Quang: Học tập và làm theo phong cách quần chúng Hồ chí Minh

26. Hoàng Thị Lan: Bảo đảm quyền bình đẳng của các tôn giáo trong thời kỳ đổi mới

30. Nguyễn Xuân Trung: Tư tưởng Hồ chí Minh về đoàn kết tôn giáo

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

 34. Đỗ Thị Thạch: Viện chủ nghĩa xã hội khoa học 50 năm xây dựng và phát triển

38. Lê Thị Thục: Quản lý trong thực hiện đào tạo trình độ thạc sỹ theo học chế tín chỉ tại Học viện

42. Nguyễn Huy Thám: Một số kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Thực tiễn - Kinh nghiệm

46. Lê Văn Lợi: Công tác phát triển đảng viên là người có đạo ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng

52. Nguyễn Văn Hậu: Kiểm soát giá chuyển nhượng để chống thất thu thuế

55. Cao Văn Thống – Trần Duy Hưng: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

59. Đặng Viết Đạt: Đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chính sách phát triển ở Việt Nam

64. Đỗ Thị Diệu: Phát triển lâm nghiệp gắn với xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam Nhân vật - Sự kiện

68. Phạm Ngọc Anh: Hồ Chí Minh với việc vận dụng, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin thời kỳ ở Quảng Châu (1924 - 1927)

Diễn đàn

74. Nguyễn Hùng Hậu: Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

78. Ngô Doãn Tạo - Nguyễn Quang Trung: Đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa’’ lực lượng vũ trang

Thông tin Khoa học và Đào tạo

83. Nguyễn Thị Lan: Tọa đàm khoa học Quảng Châu trong hành trình cứu nước của Hồ chí Minh

85. Lê Minh Ngọc: Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thi hành Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc tế

88. Thái Văn Long: “Thế chân vạc” địa chiến lược Mỹ - Trung - Nga trong thế kỷ XXI

93. Trần Tuấn Minh: Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và triển vọng

Từ điển mở

97. Trần Hữu Tiến: Lợi ích dân tộc

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI 

Lê Hữu Đức: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Qua 70 năm, Quân đội ta đã trưởng thành, lớn mạnh, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hiện nay, để xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, cần quán triệt, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng Quân đội trước hết là ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột vũ trang, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, lực lượng vững mạnh; tiếp tục xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc;  tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính quy lên một bước, tạo sự chuyển biến toàn diện vững chắc về thực hiện chính quy.

Trương Minh Tuấn: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, một bộ phận di sản văn hóa nhân loại. Những năm qua, các cơ quan báo đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, quảng bá về văn hóa dân tộc và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Để nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới, các cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước cần tăng cường sự chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý, nghiên cứu, các hội văn hóa - nghệ thuật với báo chí; các cơ quan báo chí phải đổi mới nội dung thông tin, tuyên truyền, tạo sự hấp dẫn; đội ngũ những người làm báo phải nắm vững quan điểm, chính sách về văn hóa.

Mạch Quang Thắng: Khái lược tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cho quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam và tiến bộ của nhân loại. Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là những quan điểm về cách mạng Việt Nam. Nội dung cơ bản nhất thể hiện trên những vấn đề: Xác định cách mạng Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin; Xác định mục tiêu của sự phát triển dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa cộng sản; Con đường để đi tới mục tiêu đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thống nhất ba giải phóng: giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng con người; Xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam; Hệ thống quan điểm về xây dựng một xã hội mới với xây dựng văn hóa và con người Việt Nam.

Trịnh Vương Hồng: Vì nhân dân quên mình, phẩm chất cách mạng cao quý của Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời trong bão táp cách mạng, “từ nhân dân mà ra”, là sự thống nhất tính dân tộc, tính nhân dân và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Điều này quy định phẩm chất cách mạng của Quân đội, trong đó vì nhân dân quên mình là phẩm chất cực kỳ cao đẹp, mang giá trị đạo lý và nhân văn sâu sắc, bền vững, cốt lõi đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam. Có được phẩm chất đó là bởi Quân đội ta được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện; bởi Quân đội ta được kế thừa và phát triển lên đỉnh cao những giá trị cao đẹp của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, chiến đấu vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội.

Phạm Ngọc Anh: Hồ Chí Minh với việc vận dụng, phát triển và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin thời kỳ ở Quảng Châu (1924-1927)

Thời kỳ ở Quảng Châu, Trung Quốc từ tháng 11-1924 đến tháng 5-1927, là thời kỳ quan trọng trong quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. Những tư tưởng chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này đã thể hiện sự vận dụng và góp phần sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều vấn đề cốt yếu liên quan đến cách mạng Việt Nam như quan niệm về cách mạng, về đối tượng và lực lượng, các giai đoạn của cách mạng; về đảng cách mạng... Những tư tưởng cơ bản của Người đã đặt nền móng cho sự hình thành đường lối chiến lược và sách lược của Đảng mácxít trong tương lai.

Nguyễn Hùng Hậu: Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện trên những khía cạch: Chủ nghĩa Mác - Lênin kế thừa thẳng, trực tiếp những thành tựu xuất sắc nhất của khoa học xã hội trên tiền đề của khoa học tự nhiên đương thời; thái độ khách quan, phản ánh đúng sự thật của Mác - Ăngghen; sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa Mác xuất phát từ thực tiễn; lấy thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển; chủ nghĩa Mác phân tích xã hội trên cơ sở phương pháp khoa học; bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác thể hiện rõ trong hai phát minh của ông là chủ nghĩa duy vật và học thuyết giá trị thặng dư.

Thái Văn Long: "Thế chân vạc" địa chiến lược Mỹ - Trung - Nga trong thế kỷ XXI

Thế chân vạc là hình ảnh để nói về mối quan hệ ba cường quốc: Mỹ - Trung Quốc - Nga trong thế giới đương đại. Mối quan hệ này tác động và ảnh hưởng đến đời sống của nhiều khu vực và toàn thế giới, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Việt Nam và các nước ASEAN luôn giữ thái độ trung lập trước cuộc tranh giành giữa các cường quốc. Nhưng tình hình đã trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc không chấp nhận tình trạng này, liên tục xâm lấn Biển Đông. Cả Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ sự hòa bình và ổn định ở Biển Đông và châu Á. Rõ ràng Việt Nam cần tự thoát khỏi "thế kẹt" này bằng cách tự đổi mới mình, chủ động hơn trong liên minh của mình và sự chủ động này không chỉ đến từ Chính phủ mà phải đến từ mỗi người dân, để chúng ta dù là nước nhỏ nhưng không phải là một nước nhược tiểu.  

 

Thông tin tuyên truyền