Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 1-2015
Thứ sáu, 30 Tháng 1 2015 16:52
3498 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 1-2015

MỤC LỤC

Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2015)

3.       Nguyễn Đức Bình: Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội

12.     Nguyễn Trọng Phúc: Đảng Cộng sản Việt Nam - sứ mệnh lịch sử và bản lĩnh chính trị

18.     Mạch Quang Thắng: 85 năm phát huy, bồi đắp giá trị truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

22.     Nguyễn Quốc Phẩm: Quá trình vận dụng lý luận về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam

27.     Phạm Hồng Chương: Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một thế giới Công bằng- Bình đẳng - Dân chủ

31.     Trần Thị Minh Tuyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân

36.     Nguyễn Thanh Tuấn - Trần Thị Hòe: Nâng cao trách nhiệm bảo đảm quyền con người của Nhà nước hiện nay

41.     Vũ Thị Phương Hậu: Chính sách kinh tế trong văn hóa thời kỳ đổi mới

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

46.     Đào Thị Thanh Thủy: Điều kiện để thực hiện đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ

Thực tiễn - Kinh nghiệm

52.     Nguyễn Sinh Cúc: Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2014 và dự báo năm 2015

60.     Nguyễn Chu Hồi: Quy hoạch không gian biển và ven biển Hải Phòng hướng tới một thành phố cảng xanh

65.     Nguyễn Thị Thanh Thủy: Về thực hiện dân chủ trực tiếp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

70.     Nguyễn Thế Tràm: Làm gì trước tình trạng người nông dân bỏ ruộng?

Nhân vật - Sự kiện

74.     Lê Trung Nguyệt: Hội nghị Trung ương 12 khóa III khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược

Diễn đàn

80.     Trần Văn Phòng: Phải chăng Việt Nam phải chuyển đổi thể chế chính trị từ “toàn trị” sang dân chủ? 

Thông tin Khoa học và Đào tạo

85.     Nguyễn Thị Lan: Hội thảo khoa học: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý khoa học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Học viện trong giai đoạn mới

89.     Lê Minh Phương: Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí Lý luận chính trị năm 2014

Quốc tế

92.     Nguyễn Nhâm: Tổng quan an ninh toàn cầu năm 2014 và dự báo năm 2015

97.     Hà Mỹ Hương: Kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế của Cadắcxtan

Từ điển mở

101. Nguyễn Văn Quyết: Đồng thuận xã hội

105. Tóm tắt một số bài

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Nguyễn Đức Bình: Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đảng là cốt tử của cách mạng. Đảng thực hiện được những nhiệm vụ lịch sử trọng đại vô cùng khó khăn, phức tạp vì Đảng có đường lối đúng; sống sâu trong lòng dân tộc và nhân dân yêu nước; được tổ chức chặt chẽ trên nguyên tắc tập trung dân chủ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng cách mạng. Trước tình hình quốc tế và yêu cầu từ thực tiễn, Đảng phải vươn lên tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trong tình hình hiện nay, hơn bao giờ hết, xây dựng Đảng càng phải là nhiệm vụ then chốt, phải thống nhất ý chí và hành động trên nền tảng tư tưởng và Cương lĩnh chính trị, đường lối; củng cố niềm tin cộng sản; củng cố vững chắc nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân.

Nguyễn Trọng Phúc: Đảng Cộng sản Viên Nam-sứ mệnh lịch sử và bản lĩnh chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với trách nhiệm lớn lao lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, tạo tiền đề để đi tới xã hội cộng sản. Kiên định mục tiêu chiến lược, trước vận mệnh sống còn của đất nước, Đảng đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành sự nghiệp giành và bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Tiếp đó lãnh đạo xây dựng CNXH trên cả nước và tiến hành công cuộc đổi mới. Một yếu tố rất quan trọng bảo đảm thực hiện thắng lợi của Đảng, của đất nước là bản lĩnh chính trị của Đảng,  thể hiện ở sự kiên định lý tưởng, mục tiêu chiến lược của cách mạng; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược; chủ động bình tĩnh, tự tin vượt qua thử thách khó khăn; công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.

Mạch Quang Thắng: 85 năm phát huy, bồi đắp giá trị truyền thống đoàn kết, trí tuệ và kỷ cương

Sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam được hình thành và phát triển từ ba nguồn chủ yếu nhất là sự đoàn kết thống nhất, trí tuệ sáng suốt và kỷ cương. Ba nguồn đó đều có trong nội lực của Đảng từ khi thành lập, và là "ba trong một" làm thành bản lĩnh của Đảng, là sự khai mở những giá trị văn hóa của một Đảng Mác-Lênin. Người thiết kế và xây dựng nền móng cho truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương dựa trên cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; sự nghiệp đổi mới gần 60 năm qua chính là sự tiếp tục của truyền thống đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương. Ba nhân tố đó là hằng số phát triển bền vững của Đảng và của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Quốc Phẩm:Quá trình vận dụng lý luận mácxít về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở Việt Nam

Đi lên CNXH được xác định trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng (1930). Kiên định lý tưởng, mục tiêu, Đảng đã lãnh đạo sự nghiệp từng bước quá độ lên CNXH, hơn 60 năm từ khi miền Bắc được giải phóng (1954), gần 40 năm trên cả nước. Năm 1991 ghi dấu mốc trên tiến trình đổi mới tư duy, nhận thức về CNXH và xây dựng CNXH ở Việt Nam thông qua Cương lĩnh 1991, Đảng xác định 6 đặc trưng của xã hội XHCN, 7 phương hướng quá độ lên chủ nghĩa xã hội và hàng loạt các vấn đề lý luận được bổ sung, phát triển, đổi mới. Đến nay, việc vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo lý luận về CNXH được phản ánh trong Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011), với 8 đặc trưng về xã hội XNCH, 8 phương hướng quá độ lên CNXH và các mối quan hệ lớn cần quán triệt và giải quyết.

Nguyễn Thanh Tuấn- Trần Thị Hòe:Nâng cao trách nhiệm bảo đảm quyền con người của Nhà nước hiện nay

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện và thúc đẩy việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật bảo đảm quyền con người; với nhiều biện pháp như hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện; lồng ghép vào các chương trình, chính sách phát triển; xây dựng và củng cố các thiết chế bảo đảm quyền con người; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người; gia nhập và phê chuẩn các công ước quốc tế về quyền con người. Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả nghĩa vụ bảo đảm quyền con người của các cơ quan nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện luật pháp; xây dựng, củng cố các thiết chế nhà nước bảo vệ, giám sát thực hiện quyền con người; coi trọng áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách; tăng cường tuyên truyền, giáo dục và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quyền con người.  

Nguyễn Sinh Cúc: Tổng quan kinh tế - xã hội năm 2014 và dự báo năm 2015

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, trong năm 2014 Đảng và Nhà nước  đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc sự điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình, kinh tế-xã hội nước ta từng bước vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển. Các ngành kinh tế phục hồi nhanh, rõ nét, văn hóa - xã hội đạt kết quả tích cực. Quốc phòng- an ninh, đối ngoại, chủ quyền quốc gia được bảo đảm... Tuy vậy, kinh tế phục hồi nhưng chưa đều, chưa vững; kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc; nợ công được đánh giá an toàn nhưng tăng cao so với 2 năm trước; giảm nghèo chưa bền vững. Nhìn chung, những kết quả đạt được trong năm 2014 rất đáng tự hào, là điểm tựa để bước sang năm 2015 với nhiều điểm sáng, triển vọng tốt đẹp hơn, chắc chắn có sự đột biến về tốc độ tăng trưởng, khi kinh tế thế giới phục hồi, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký với các nước lớn sẽ mở ra cơ hội phát triển mới, các luật mới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển...

Trần Văn Phòng: Phải chăng Việt Nam phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ?

“Việt Nam hiện nay phải chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ” không phải là ý kiến mới, và những người đưa ra ý kiến này hòng cố tình áp đặt rằng Việt Nam hiện nay đang thực hiện thể chế toàn trị. Về bản chất, ý kiến này không có cơ sở cả về mặt lý luận và thực tiễn. Thể chế chính trị của Việt Nam không thể gọi là toàn trị, và cũng không thể đồng nhất với nó. Bởi ngay từ việc xây dựng Hiến pháp - nền tảng pháp lý để xây dựng thể chế, Nhà nước Việt Nam đã công khai và tạo điều kiện thuận lợi cho toàn dân góp ý; Hiến pháp đã quy định rõ chế độ chính trị của nước Việt Nam; các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được nhân dân tự do lựa chọn bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu; lực lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm chứ không phải để trấn áp nhân dân; Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước về bản chất là thuộc về nhân dân; Đảng và Nhà nước thẳng thắn thừa nhận còn những điều chưa được tốt trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện rõ là Đảng vì nhân dân, phục vụ nhân dân.

 

 

Thông tin tuyên truyền