Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị Số 3-2015
Thứ ba, 31 Tháng 3 2015 13:51
3183 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị Số 3-2015

MỤC LỤC

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

3. Lâm Quốc Tuấn: Vai trò của nhân tố văn hóa trong sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ chí Minh

7. Đỗ Thanh Phương: Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

11. Nguyễn Hữu Đổng: V.I.Lênin và vấn đề sự thật trong hoạt động chính trị

15. An Như Hải: Quá trình đổi mới lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam

 Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

20. Nguyễn Văn Thắng: 25 năm công tác trường chính trị

24. Trần Ngọc Hiên: Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý khoa học trong giai đoạn hiện nay

Thực tiễn - Kinh nghiệm

29. Lưu Văn An: Những trụ cột trong mô hình phát triển Việt Nam hiện nay

34. Ngô Đình Xây - Đinh Văn Bắc: Những yếu tố tác động đến công tác tham mưu xây dựng chủ trương, chính sách của các cơ quan Đảng hiện nay

39. Nguyễn Sinh Cúc: Kết quả sau bốn năm thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới

45. Đoàn Nam Đàn: Giải pháp việc làm cho thanh niên hiện nay

50. Nguyễn Thị Lệ: Tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân quận trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân (từ thực tế thành phố Hồ chí Minh)

56. Nguyễn Hồng Sơn: Thực hiện tư tưởng Hồ chí Minh về công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới

62. Hà Thị Thùy Dương: Phát triển doanh nghiệp xã hội ở nước ta hiện nay

66. Đinh Thị Hương Giang: Vai trò của dư luận xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Nhân vật - Sự kiện

69. Vũ Quang Vinh – Phạm Văn Giềng: Cương lĩnh chính trị đầu tiêncủa Đảng - ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam

Diễn đàn

73. Nguyễn Minh Tuấn: Xây dựng đồng bộ các quy chế, quy định, quy trình công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị

78. Trương Thị Hồng Hà: Sự hài hòa, tương thích của pháp luật Việt Nam với công ước chống tra tấn (UNCAT)

83. Lê Nhị Hòa: Sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam - từ lịch sử đến hiện tại

87. Nguyễn Lương Ngọc: Nâng cao ý thức pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Quốc tế

91. Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Thị Thúy: chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương

99. Tống Đức Thảo - Phan Duy Anh: Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Đức hiện đại

Từ điển mở

105. Nguyễn An Ninh: Chủ nghĩa xã hội hiện thực

107. Tóm tắt một số bài

 

Tóm tắt một số bài

Lâm Quốc Tuấn: Vai trò của nhân tố văn hóa trong sự nghiệp hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh

Hành trang tìm đường cứu nước của Hồ chí Minh có nền tảng văn hóa quan trọng là tri thức văn hóa Đông - Tây và lòng yêu nước nhiệt thành. các nguồn lực văn hóa, trí tuệ được tích lũy, hun đúc đã đưa Hồ chí Minh trở thành biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây, đưa hoạt động chính trị của Người mang giá trị phổ quát toàn nhân loại. Sự lựa chọn lý tưởng, mục tiêu chính trị của Người là kết quả quá trình tích lũy văn hóa. Từ nền tảng văn hóa Đông - Tây, Người đã nhận thức rõ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tổ chức lực lượng là vấn đề cốt lõi của mọi cuộc cách mạng. Tài năng chính trị và đạo đức, phong cách, năng lực sáng tạo văn hóa tạo nên phong cách văn hóa chính trị Hồ chí Minh, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Hữu Đổng: V.I. Lênin và vấn đề sự thật trong hoạt động chính trị

 Đặc trưng nổi bật mang tính bản chất trong hoạt động chính trị của Lênin là vấn đề coi trọng sự thật. Sự thật được coi là sức mạnh mà Lênin đã biết sử dụng để làm nên thắng lợi. Nói, viết đúng sự thật trong hoạt động chính trị được Lênin coi là tiêu chí hàng đầu tạo nên sức mạnh, lôi kéo được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng với Đảng. Tôn trọng sự thật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động chính trị, thể hiện ở vấn đề đạo đức và chuyên môn, sự tài giỏi của các nhà chính trị, đảng viên đảng cầm quyền và những người tham gia chính trị. Những quan điểm của Lênin về vấn đề sự thật trong hoạt động chính trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với nước ta hiện nay.

Lưu Văn An: Những trụ cột trong mô hình phát triển Việt Nam hiện nay

Mô hình phát triển của Việt Nam đang dần được xác lập. Mục tiêu của mô hình phát triển đất nước ta là kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định, văn hóa tiên tiến, xã hội công bằng. Để đạt mục tiêu đó, chúng ta đã xác định rõ hướng phát triển trên các lĩnh vực: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển

Nguyễn Thị Lệ: Tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân quận trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân (từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh)

Qua thí điểm thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân trên diện rộng cho thấy những ưu điểm và khó khăn trong tổ chức, cán bộ và hoạt động của Ủy ban nhân dân, như chưa bảo đảm thống nhất về cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy còn những bất cập,... Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cần: hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân quận trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân; Hội đồng nhân dân cấp trên cần tăng cường phối hợp giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân quận, tiếp tục hoàn thiện bộ máy hệ thống chính trị; đổi mới công tác cán bộ cho phù hợp với điều kiện mới...

Vũ Quang Vinh - Phạm Văn giềng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam

 Mùa Xuân năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã xác định cương lĩnh cách mạng, tạo cơ sở vững chắc về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng xác định rõ đường lối, phương hướng phát triển, chiến lược, sách lược, phương pháp cách mạng Việt Nam. Sự đúng đắn của cương lĩnh được khẳng định qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước 85 năm qua.

Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Thị Thúy: Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Dưới thời của chính quyền Obama tiếp tục kế thừa chính sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương của các chính quyền tiền nhiệm, với chiến lược “xoay trục” - “tái cân bằng”. Quá trình triển khai chiến lược “xoay trục” - “tái cân bằng” được thực hiện tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực: về quân sự, tăng cường lực lượng hải quân và củng cố các liên minh quân sự song phương với các nước tại châu Á - Thái Bình Dương; về kinh tế, theo đuổi chiến lược hai mũi nhọn kinh tế là sử dụng chính sách ngoại giao để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ và sử dụng can dự kinh tế để hỗ trợ các ưu tiên trong chính sách ngoại giao; về ngoại giao, tăng cường củng cố các liên minh song phương truyền thống và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn với các đối tác đang nổi, quan tâm các vấn đề dân chủ, nhân quyền, hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu,...

Thông tin tuyên truyền