Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 4 - 2015
Thứ tư, 20 Tháng 5 2015 10:21
3215 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 4 - 2015

 

MỤC LỤC

Kỷ niệm 145 năm ngày sinh V.I.Lênin (1870 - 2015)

3. Thái Văn Long: Quan điểm của V.I.Lênin về thời đại và nhận thức về thời đại của Đảng ta

8. Nguyễn Thị Ngân: Những phác thảo của V.I.Lênin về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

13.     Lê Văn Lợi: Tư tưởng của V.I.Lênin về tôn giáo trong thực tiễn Việt Nam hiện nay

19.     Nguyễn Chí Hiếu: V.I.Lênin - tấm gương mẫu mực
của tinh thần đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa xét lại

Kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước (1975 - 2015)

23.     Nguyễn Trọng Phúc: Thắng lợi của ý chí độc lập, thống nhất Tổ quốc

29.     Lương Cường: Đại đoàn kết dân tộc - nguồn sức mạnh của đại thắng mùa Xuân 1975

34.     Nguyễn Văn Cần: Đại thắng của ý chí, khát vọng Không có gì quý hơn độc lập tự do

38.     Trần Nam Chuân: Phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” trong Tổng tiến công mùa Xuân 1975

42.     Trịnh Thị Hồng Hạnh: Chỉ đạo chiến lược trong những bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

49.     Nguyễn Thế Thuấn: Vận dụng tư tưởng “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin vào thực hiện tinh giản biên chế hiện nay

53.     Lê Ngọc Hùng: Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ trong đường lối đổi mới của Đảng ta

60.     Bùi Huy Khiên: Xây dựng khung giá trị văn hóa công vụ Việt Nam - Cách tiếp cận từ quản trị nhà nước tốt

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

65.     Hồ Trọng Hoài: Trung tâm khảo thí và Đảm bảo chất lượng qua 5 năm hoạt động

70.     Phạm Thị Túy: Hoạt động kiểm định chất lượng đối với bảo đảm chất lượng đào tạo

Thực tiễn - Kinh nghiệm

75.     Nguyễn Thị Hường: Xuất khẩu nông sản sang thị trường Liên bang Nga: cơ hội và thách thức

79.     Nguyễn Ngọc Khánh: Thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển ở nước ta hiện nay

Diễn đàn

83.     Mạch Quang Thắng: Có phải là cuộc nội chiến?

88.     Lê Văn Liêm: Tung tin “đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị ngược đãi, phân biệt đối xử” là vu khống, xuyên tạc sự thật

Quốc tế

92.     Jakupov Kabibulla Kabenovich: Kazakhstan coi Việt Nam là đối tác chính trị và kinh tế quan trọng
ở Đông Nam Á

99.     Dario Vivas: Vận động quần chúng: Bối cảnh dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào xã hội cách mạng, động lực, bản chất và tầm quan trọng

104.Lê Văn Cường: Mấy nét về các tổ chức xã hội ở Hàn Quốc hiện nay

Từ điển mở

108.Nguyễn Mậu Tuân:  IPU và Đại Hội đồng IPU-132

110.TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

 

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Nguyễn Thị Ngân: Những phác thảo của V.I.Lênin về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội

Lênin đã nêu những đặc trưng của CNXH với những phác thảo: mục tiêu cao nhất là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức bóc lột, tạo điều kiện cho con người phát tiển toàn diện; cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại; cách tổ chức và kỷ luật lao động mới với năng suất cao; thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp, trong sáng. Trên cơ sở nhận thức về thời đại, dân tộc và từ thực tiễn đất nước, trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng rõ hơn.

Nguyễn Chí Hiếu: V.I.Lênin - tấm gương mẫu mực của tinh thần đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa xét lại

Lênin là người đi tiên phong, thể hiện tinh thần đấu tranh triệt để, không khoan nhượng với chủ nghĩa xét lại quốc tế dưới các biến thể khác nhau của nó. Lênin không chỉ vạch trần bản chất của chủ nghĩa xét lại mà còn chỉ ra một cách đầy thuyết phục nguồn gốc kinh tế, xã hội, nhận thức của nó. Người cũng nhận diện rõ tính chất quốc tế và các biểu hiện của chủ nghĩa xét lại trong từng điều kiện lịch sử cụ thể và ở từng nước khác nhau; chỉ rõ tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại đối với phong trào công nhân trên toàn thế giới. Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay, vấn đề đặt ra cấp bách là cần học tập và noi theo tấm gương của Lênin, tỉnh táo nhận diện rõ bản chất của chủ nghĩa xét lại và đấu tranh không khoan nhượng chống các biểu hiện của chủ nghĩa xét lại hiện đại.

Nguyễn Trọng Phúc: Thắng lợi của ý chí độc lập, thống nhất Tổ quốc

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khát vọng độc lập luôn gắn liền với ý chí thống nhất, toàn vẹn quốc gia dân tộc. Độc lập quốc gia là xu thế khách quan, được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khát vọng độc lập dân tộc, ý chí thống nhất Tổ quốc thể hiện rõ nét trong sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc có được là nhờ sự hy sinh to lớn của nhân dân, của toàn dân tộc, do đó trở thành thiêng liêng, cao cả trong mỗi người Việt Nam yêu nước.

Lương Cường: Đại đoàn kết dân tộc - nguồn sức mạnh của đại thắng mùa Xuân 1975

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên cơ sở đường lối đúng đắn, Đảng ta luôn coi trọng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất ở 2 miền, củng cố khối đoàn kết dân tộc, làm cho sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tăng lên không ngừng, thực sự là sức mạnh vô địch, bảo đảm cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trước những thách thức bởi những biến động của tình hình thế giới và trong nước, những bài học về xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ vẫn còn nguyên giá trị.

 

Thông tin tuyên truyền