Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 5 - 2015
Thứ tư, 20 Tháng 5 2015 10:38
3641 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 5 - 2015

MỤC LỤC

Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2015)

3.    Đinh Thế Huynh: Nhận thức sâu sắc hơn để kiên định, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

8.    Tạ Ngọc Tấn: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Giá trị nhân văn và phát triển

16.   Nguyễn Đức Bình: Giương cao ngọn cờ cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh

23.   Phùng Quang Thanh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệTổ quốc hiện nay

29.   Trần Đại Quang: Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về  phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

33.   Nguyễn Đắc Vinh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ trẻ

37.   Lê Quốc Lý: Triết lý xóa đói, giảm nghèo vì mục tiêu phát triển xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh

42.   Trương Thị Thông: Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng trong sạch, là đạo đức, là văn minh

49.   Trần Minh Trưởng: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc - Giá trị và ý nghĩa thời đại

Nghiên cứu - Phát triển lý luận

54.     Ngô Huy Đức - Bùi Việt Hương: Tác động của kinh tế thị trường tới chính trị Việt Nam

59.     Đỗ Xuân Tuất: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới

Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ

64.     Lê Tâm Đắc: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng 20 năm xây dựng và phát triển

69.     Nguyễn Ngọc Khá: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý giáo dục, đào tạo 

Thực tiễn - Kinh nghiệm

74.     Đặng Anh Tuấn: Kết quả bước đầu trong tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

80.     Nguyễn Thị Hoàng Lý: Thực trạng nguồn nhân lực Tây Bắc và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững

84.     Hà Văn Luyến: Một số điểm mới trong đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên

Diễn đàn

88.     Lê Thị Chiên: Về lực lượng sản xuất hiện đại

92.     Trần Mai Hùng: Vận động hành lang trong hoạch định chính sách

Thông tin Khoa học và Đào tạo

96.     Ma Phúc Dự: Hội thảo khoa học: Phát triển và vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng của V.I. Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

99.     Trần Thọ Quang: Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

104.   Lã Văn Bằng: Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và kinh nghiệm thực thi của một số nước

Từ điển mở

109.   Nguyễn An Ninh: Mô hình chủ nghĩa xã hội

113.   TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI

Đinh Thế Huynh: Nhận thức sâu sắc hơn để kiên định, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Giá trị nhân văn trong hệ thống các giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung ở hai nội dung cơ bản: trong tư tưởng của Người, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; trong những tư tưởng của Người về xây dựng CNXH, trong đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa cái tốt với cái xấu, giữa cái cũ lạc hậu với các mới tiến bộ, văn minh qua mỗi giai đoạn phát triển đất nước.

Tạ Ngọc Tấn: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Giá trị nhân văn và phát triển

Tác giả nêu bật những luận điểm, những mệnh đề, tư tưởng cốt lõi nhất chứa đựng giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới, với các nhóm vấn đề: Giá trị nhân văn và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xác định mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam, về động lực của cách mạng Việt Nam, về xây dựng và phát triển xã hội. Giá trị nhân văn và phát triển trong tư tưởng của Người là cơ sở để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, nhằm xây dựng một nước Việt Nam phát triển, hướng tới con người, do con người và vì con người.  

Phùng Quang Thanh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân rất rộng và sâu sắc, phong phú. Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta rất nặng nề, cần tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện tốt các nội dung: Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới; xây dựng nền quốc phòng toàn dân độc lập, tự chủ, vững mạnh toàn diện, ngày càng hiện đại; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục hoàn thiện và vận hành tốt cơ chế xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Trần Đại Quang: Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Quan điểm cơ bản, cốt lõi, nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là: nhân dân là nền tảng, sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự; Đoàn kết là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là phong trào cách mạng của toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng; làm tốt công tác vận động quần chúng tham gia là điều kiện cơ bản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh; Để phong trào ngày càng đi vào chiều sâu cần thường xuyên chăm lo hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an xã, dân phòng, bảo vệ,... Tôn kính, yêu thương nhân dân là nguyên tắc, là đạo lý của người công an cách mạng. 

Ngô Huy Đức - Bùi Việt Hương: Tác động của kinh tế thị trường tới chính trị Việt Nam

Công cuộc đổi mới có nội dung rất quan trọng là đổi mới kinh tế, đặc biệt là cải cách thể chế, chuyển dần từ hệ thống ra quyết định theo nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống ra quyết định mang tính thị trường. Tác động nổi bật trong tác động của kinh tế thị trường đến chính trị là tác động đến các phương diện chính yếu của việc tổ chức thực thi quyền lực chính trị, tới hệ giá trị và nhận thức chính trị, tới thể chế (thủ tục, quy trình), tới cán bộ. Đảng ta đã nhận thức rõ vai trò, tác động của thị trường tới tình hình chính trị, như về tính chất quyền lực, về cấu trúc, cách thức tổ chức và vận hành, về sự tham gia tổ chức xã hội, người dân vào quá trình chính sách.

Lê Thị Chiên: Về lực lượng sản xuất hiện đại

C.Mác đã chỉ ra hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất là tư liệu sản xuất và người lao động và còn khẳng định: khi khoa học phát triển đến một mức độ nhất định sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thực tế ngày nay, khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất và có ý nghĩa quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của hệ thống công nghệ cao, đã hình thành lực lượng sản xuất mới với các đặc trưng: khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; tri thức khoa học làm thay đổi mạnh mẽ trình độ của lực lượng sản xuất hiện đại; tri thức khoa học mang tính toàn cầu nên lực lượng sản xuất hiện đại mang tính toàn cầu; vốn người là vốn quan trọng trong lực lượng sản xuất hiện đại; lực lượng sản xuất hiện đại tạo ra mối liên hệ bền vững giữa con người và tự nhiên.

 

Thông tin tuyên truyền