MỤC LỤC
Nghiên cứu - Phát triển lý luận
3. Song Thành: Khoan dung Hồ Chí Minh - Sự kết tinh giá trị văn hóa dân tộc và thời đại
8. Dương Phú Hiệp: Tiếp thu các tư tưởng tiến bộ của nhân loại, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
13. Nguyễn Hữu Khiển: Quan niệm, cơ chế và thực trạng kiểm soát quyền lực ở nước ta
17. Bùi Đình Bôn: Giải pháp thực hiện hiệu quả sự kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh và đối ngoại
24. Nguyễn Thế Thắng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam
30. Đinh Xuân Lý: Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
35. Trần Văn Lâm: Quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
38. Nguyễn Văn Dững: Báo chí với đề tài chiến tranh - Từ góc nhìn chính trị và văn hóa
43. Trần Thị Minh Tuyết: Phong cách trả lời phỏng vấn báo chí của Hồ Chí Minh
Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ
50. Trương Giang Long: Định hướng giá trị trong giáo dục thanh niên, sinh viên Công an nhân dân hiện nay
54. Kim Hoàng Giang: Đánh giá chất chất lượng đào tạo đại học qua phản hồi của sinh viên
Thực tiễn - Kinh nghiệm
59. Nguyễn Văn Sáu: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế
63. Phan Văn Giang: Đảng bộ Quân khu I tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
68. Nguyễn Văn Hậu: Cải cách hành chính và vai trò của đảng chính trị
72. Nguyễn Văn Thanh: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
77. Lê Thị Hiền: Nhìn lại quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Nhân vật - Sự kiện
82. Mạch Quang Thắng: Những bài báo trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay”và công tác xây dựng Đảng hiện nay
87. Phạm Hồng Chương: Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo
Diễn đàn
91. Lê Hữu Nghĩa: Về một số quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay
97. Nguyễn Quốc Phẩm - Ma Phúc Dự: Phải chăng Việt Nam nên chuyển hẳn sang con đường “dân tộc và dân chủ”
102. Lê Văn Cường: Bàn về vấn đề hợp nhất cơ quan kiểm tra và thanh tra
Quốc tế
106. Nguyễn Viết Thảo: Sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và tác động đối với kinh tế, chính trị thế giới
111. Hà Mỹ Hương: Thế chân kiềng địa chiến lược Nga - Trung - Ấn và tác động tới Việt Nam
117. Đàm Trọng Tùng: Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia
Từ điển mở
121. Phan Xuân Sơn: “Phát triển xã hội”
125. Tóm tắt một số bài
TÓM TẮT MỘT SỐ BÀI
Song Thành:Khoan dung Hồ Chí Minh - Sự kết tinh giá trị văn hóa dân tộc và thời đại
Tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh là sự kết tinh giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam và tinh hoa các nền văn hóa trên thế giới; được xây dựng trên nguyên tắc công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng; thể hiện ở lòng yêu thương sâu sắc đối với con người, rộng lượng đối với các giá trị khác biệt, tôn trọng niềm tin của người khác. Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, gay gắt có tính toàn cầu; những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo đẫm máu vẫn diễn ra do thiếu một tinh thần khoan dung; tồn tại quá nhiều sự cuồng tín và tàn bạo. Trong bối cảnh đó, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh đang được nhắc đến như một giá trị tiêu biểu cho văn hóa khoan dung của thời đại.
Dương Phú Hiệp:Tiếp thu các tư tưởng tiến bộ của nhân loại, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ và Việt Nam đang tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực và tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại, trong đó có tư tưởng dân chủ. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại và vận dụng những kinh nghiệm thực hành dân chủ của các nước trên thế giới; nghiên cứu luật pháp quốc tế và luật pháp các nước để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, trong đó có áp dụng Chế định đánh giá tác động pháp luật (RIA). Đồng thời, đấu tranh chống những âm mưu phá hoại, chia rẽ của các thế lực thù địch.
Đinh Xuân Lý:Những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Hiến pháp 2013 thể hiện những điểm mới về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam so với các bản Hiến pháp trước là: Hiến pháp 2013 nhắc lại bản chất Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001; về chủ thể của quyền lực nhà nước; về vấn đề phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; về vị trí của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam; về vấn đề quyền con người, quyền công dân.
Mạch Quang Thắng:Những bài báo trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” và công tác xây dựng Đảng hiện nay
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là tác giả các bài báo ở chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân từ ngày 25-5-1987 đến 29-9-1990 với bút danh N.V.L. Đối với công tác xây dựng Đảng, những bài báo đó luôn giữ nguyên giá trị. Qua các bài báo cho thấy tác giả đã đi tiên phong trong thực hiện quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; thể hiện tinh thần nói đi đôi với làm; có giá trị giáo dục tình cảm cách mạng, khắc phục sự vô cảm, vô trách nhiệm; nêu tấm gương của sự dũng cảm, bản lĩnh của người cán bộ chủ chốt trong cuộc chiến chống tiêu cực.
Phạm Hồng Chương:Đồng chí Nguyễn văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo
Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, lãnh đạo mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng thể hiện sự nhạy bén, chủ động, sáng tạo, khôn khéo lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thách thức hiểm nghèo, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế và nâng cao vị thế của đất nước. Những sáng tạo về lý luận và thực tiễn trong chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối đổi mới là đóng góp to lớn của đồng chí đối với Đảng và dân tộc. Đồng chí đã kiên định nguyên tắc, dứt khoát không chấp nhận đa nguyên; dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thẳng thắn phê phán thiếu sót để đổi mới, đi lên; đề cao dân chủ, lý luận, chống chủ nghĩa kinh nghiệm, hời hợt trong nhận thức, chống chủ quan, giáo điều...
Lê Hữu Nghĩa: Về một số quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin
Hiến pháp năm 2013 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước luôn khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Sự khẳng định đó là phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nhưng trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin để từ đó phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xây dựng CNXH ở nước ta, phủ nhận những thành tựu mà Đảng ta, dân tộc ta đã giành được. Trong đó, kẻ địch tập trung xuyên tạc tư tưởng “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội”, rằng chủ nghĩa Mác coi đấu tranh giai cấp là “động lực phát triển xã hội nói chung” và là “động lực duy nhất” và quy chủ nghĩa Mác - Lênin về “chủ nghĩa chia rẽ” và “cực đoan”, đối lập với tư tưởng đoàn kết thống nhất của Hồ Chí Minh hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận thành tựu 30 năm đổi mới, coi Đảng lãnh đạo mắc sai lầm trong việc kiên định quá lâu mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Xôviết.