Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 563 (1-2025)
TS Quách Thị Huệ
Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự nổi lên của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là xu hướng chuyển dịch quyền lực thế giới từ Tây sang Đông, từ không gian cạnh tranh trên đất liền sang không gian biển, biểu hiện rõ nét nhất là sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, trong đó có nước Nga, hướng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực này đã trải qua nhiều bước chuyển quan trọng, đặc biệt sau sự kiện Crưm năm 2014 và những chính sách trừng phạt, cô lập của các nước phương Tây. Từ chỗ coi khu vực này là thứ yếu trong chính sách đối ngoại, Nga đã điều chỉnh chính sách để mở rộng hợp tác với các quốc gia Nam Á và Đông Á, nhằm tìm kiếm các đối tác mới trong lĩnh vực kinh tế và an ninh. Bài viết phân tích quan hệ của Nga đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ sau năm 2014 và đánh giá tác động đối với Việt Nam.
Từ khóa: Chính sách đối ngoại; Nga; Châu Á - Thái Bình Dương; thực trạng; triển vọng.