PGS, TS PHẠM MINH ANH
TS NGUYỄN THẾ HÙNG
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 549 (11-2023)
Tóm tắt: Xung đột xã hội là hiện tượng xảy ra trong quá trình tương tác giữa các cá nhân, nhóm xã hội, có tác động tích cực và tiêu cực đến chủ thể cũng như các mối quan hệ xã hội của chủ thể trong xã hội. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, xung đột xã hội có xu hướng diễn biến phức tạp. Quản lý xung đột xã hội là quá trình phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của xung đột xã hội đến chủ thể và xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý xung đột xã hội của hệ thống chính trị của Thành phố Hà Nội trong thực tiễn, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xung đột xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội trong thời gian tới.
Từ khóa: xung đột xã hội; quản lý xung đột xã hội.