-
-
-
-
-
(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng đề cập một cách sâu sắc, toàn diện mục tiêu, nội dung, biện pháp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nói chung, văn hóa công sở nói riêng; trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn. Xây dựng văn hóa công sở cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là một nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ tron
-
-
-
-
-
(LLCT) - Quan hệ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại là những mối quan hệ cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong đường lối phát triển của mỗi quốc gia. Bài viết phân tích cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cần thực hiện đồng bộ nhằm giải quyết đúng đắn, hiệu quả mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta trong thời gian tới. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia “Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở Việt Nam trong bối cảnh mới” (Mã số: KX.04.30/21-25).
-
-
-
(LLCT) - Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng đã có những chuyển biến rất tích cực, tiếp tục đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bài viết lãm rõ những thành tựu, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong thời gian tới theo tinh thần cuốn sách của
-
(LLCT) - Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, các tỉnh, thành trong vùng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế, khó khăn, cần có giải pháp trong điều kiện phát triển mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03-11-2022 của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trong thời kỳ mới.
-
-
-
(LLCT) - Phát triển hệ thống chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển hệ thống chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của các giai tầng xã hội cần phát huy vai trò của các chủ thể: Nhà nước, thị trường, xã hội đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trên cơ sở phân tích làm rõ mối quan hệ và vai trò của các chủ thể, bài viết gợi mở một số phương hướng nhằm phát huy vai trò của “Nhà nước mạnh, thị trường hiệu quả và xã hội năng động, sáng tạo” trong phát triển hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam.
-
-
-
(LLCT) - Với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, đồng lòng, kiên định đường lối đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, giữ vững sự toàn vẹn, thống nhất về lãnh thổ, giữ vững môi trường ổn định, hòa bình để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện thắng lợi khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
POWERED BY