Trang chủ    Giới thiệu    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay

Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS VŨ HOÀNG CÔNG
Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trong những năm qua, vấn đề kiểm soát quyền lực được nêu ra ở nhiều diễn đàn khoa học, trong các văn kiện và phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bài viết đề cập tới những điểm mới về kiểm soát quyền lực ở Việt Nam trên ba phương diện: nhận thức, thể chế và hành động thực tiễn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay, qua đó, làm rõ những bước tiến trong kiểm soát quyền lực để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
 

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

(LLCT) - Dân chủ và quyền lực thuộc về nhân dân là xu thế tất yếu khách quan trong phát triển của xã hội loài người. Quá trình hiện thực hóa nội dung quyền lực thuộc về nhân dân là quá trình vận động biến dân chủ từ khát vọng, ước mơ, lý tưởng, đến dân chủ có tính chất pháp lý và dân chủ hiện thực. Tuy nhiên, đây là một quá trình đấu tranh lâu dài, phức tạp, phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí. Bài viết làm rõ những thành tựu và đề xuất một số giải pháp phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Ý nghĩa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”

Ý nghĩa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”

(LLCT) - Bài viết phân tích chỉ ra 5 ý nghĩa của bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”: Là cơ sở, nền tảng khơi dậy và thực hiện khát vọng; là nguồn nội lực, sức mạnh nội sinh cho khơi dậy và thực hiện khát vọng; chính nhân dân là chủ thể khơi dậy và thực hiện khát vọng; phục vụ lợi ích của nhân dân là mục tiêu của khơi dậy và thực hiện khát vọng; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công trong khơi dậy và thực hiện khát vọng.

Xu thế phát triển của giai cấp nông dân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Xu thế phát triển của giai cấp nông dân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(LLCT) - Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế. Nông dân là chủ thể của kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng, giai cấp nông dân Việt Nam sẽ có những biến đổi quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển. Bài viết phân tích rõ vai trò của nông dân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đưa ra các dự báo xu thế phát triển của giai cấp nông dân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát huy vai trò của Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam

Phát huy vai trò của Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Phát triển hệ thống chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển hệ thống chính sách xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của các giai tầng xã hội cần phát huy vai trò của các chủ thể: Nhà nước, thị trường, xã hội đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trên cơ sở phân tích làm rõ mối quan hệ và vai trò của các chủ thể, bài viết gợi mở một số phương hướng nhằm phát huy vai trò của “Nhà nước mạnh, thị trường hiệu quả và xã hội năng động, sáng tạo” trong phát triển hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam.

Trang 3 trong tổng số 22 trang.

Thông tin tuyên truyền