Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam

TS NGUYỄN THỊ TUYẾT
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

TS PHẠM QUỲNH TRANG
Học viện Chính trị khu vực I

(LLCT) - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2045, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tác động đến tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, mục tiêu phát triển công nghiệp ở nước ta đã và đang có những tác động không nhỏ đến giai cấp công nhân. Bài viết phân tích những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
 

Lý thuyết “Chiều văn hóa” Geert Hofstede và gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam

Lý thuyết “Chiều văn hóa” Geert Hofstede và gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam

TS PHAN THỊ THANH HẢI
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Văn hóa là di sản mà con người nhận được từ thế hệ trước và là những giá trị do con người sáng tạo ra trong mỗi giai đoạn lịch sử. Văn hóa là yếu tố mà mỗi quốc gia khẳng định sự tồn tại riêng có của mình trong thế giới đa văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa, khẳng định và thấu hiểu văn hóa sẽ đem lại sự hợp tác, thống nhất và phát triển cho từng dân tộc và cho toàn nhân loại. Bài viết nghiên cứu một trong những lý thuyết văn hóa hiện đại - lý thuyết “Chiều văn hóa” của Geert Hofstede và đề xuất những gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển hiện nay.
 

Một số lý luận về mô hình trong nghiên cứu mô hình quản lý phát triển xã hội

Một số lý luận về mô hình trong nghiên cứu mô hình quản lý phát triển xã hội

GS, TS NGUYỄN TUẤN ANH
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học quốc gia Hà Nội

(LLCT) - Trên cơ sở phân tích một số quan điểm lý luận, bài viết đề xuất quan điểm về mô hình trong nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Đây là một trong những cơ sở lý luận trong nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý phát triển xã hội và vận dụng mô hình trong quản lý phát triển xã hội hiện nay. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài “Mô hình quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Cơ sở lý luận và thực tiễn”, mã số: KX.04.24/21-25, thuộc “Chương trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025” (Chương trình KX 04/21-25) của Hội đồng Lý luận Trung ương.
 

Bảo đảm và thực hiện quyền con người trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Bảo đảm và thực hiện quyền con người trong Quân đội nhân dân Việt Nam

 LÔ VĂN LÂM
Trường Cao đẳng Biên phòng

(LLCT) - Các thế lực thù địch sử dụng vấn đề quyền con người (nhân quyền) như một trong bốn đòn “đột phá khẩu”(1) để áp đặt, tấn công vào nền chính trị của các quốc gia, dân tộc khác, trong đó có Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, quy định về dân chủ, nhân quyền góp phần hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đời sống. Bài viết làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “nhân quyền” để chống phá Quân đội ta; đưa ra những luận cứ về bảo đảm và thực hiện quyền con người trong Quân đội.
 

Phát huy tính tích cực, chủ động tự bồi dưỡng năng lực công tác của cán bộ tuyên huấn ở đơn vị cơ sở trong quân đội

Phát huy tính tích cực, chủ động tự bồi dưỡng năng lực công tác của cán bộ tuyên huấn ở đơn vị cơ sở trong quân đội

ThS NGUYỄN HỒNG CHINH
 
Học viện Chính trị, Bộ quốc phòng

  (LLCT) - Để không ngừng nâng cao năng lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ tuyên huấn ở đơn vị cơ sở trong Quân đội cần tích cực, chủ động tự bồi dưỡng. Bài viết nêu rõ, trên cơ sở nhận thức đúng sự cần thiết và trách nhiệm, mỗi cán bộ tuyên huấn tự bồi dưỡng, lập kế hoạch tự bồi dưỡng hợp lý, có quyết tâm cao sẽ khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt kế hoạch tự bồi dưỡng.
 

Phân tích hành vi cán bộ từ lý thuyết "vòng xoắn của sự im lặng" và khuyến nghị chính sách

Phân tích hành vi cán bộ từ lý thuyết "vòng xoắn của sự im lặng" và khuyến nghị chính sách

ThS NGUYỄN YẾN NHI
ThS NGUYỄN THÀNH TRUNG

Học viện Chính trị khu vực IV

(LLCT) -  Qua phân tích hiện tượng một số cán bộ rời bỏ cơ quan nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công thấp và thiếu thuốc, trang thiết bị y tế ở Việt Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây, bài viết phân tích vấn đề “rời bỏ”, “thận trọng” và “không dám hành động” của một số cán bộ và tác động tiêu cực của nó đến kinh tế, chính trị, xã hội địa phương. Luận giải từ lý thuyết “vòng xoắn của sự im lặng” cho thấy nguyên nhân của những hiện tượng đó là tâm lý e dè, sợ sai và sợ bị cô lập của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức. Từ đó, bài viết khuyến nghị các giải pháp xây dựng chính sách bảo vệ cán bộ, khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung.

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

ThS NGUYỄN DƯƠNG CHÂN
Đài Truyền hình Việt Nam

(LLCT) - Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.
 

Phản bác các luận điệu xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Phản bác các luận điệu xuyên tạc công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

TS BÙI NGỌC QUÂN
Trường Sĩ quan Chính trị, Bộ Quốc phòng

(LLCT) - Những kết quả đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng thời gian qua là minh chứng cho chủ trương đúng đắn, kiên quyết, kiên trì của Đảng ta trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” này, đồng thời là phản bác đanh thép trước các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch cho rằng “tham nhũng ở Việt Nam là do thể chế chính trị”.
 

Trường chính trị cấp tỉnh sau hai năm thực hiện Quy định về trường chính trị chuẩn

Trường chính trị cấp tỉnh sau hai năm thực hiện Quy định về trường chính trị chuẩn

TS NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
Vụ Các trường chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác trường chính trị, xây dựng trường chính trị cấp tỉnh trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19-5-2021 về trường chính trị chuẩn (Quy định số 11-QĐ/TW). Bài viết khái quát những thành tựu các trường chính trị cấp tỉnh đạt được sau 2 năm thực hiện Quy định của Ban Bí thư và phương hướng phát triển trong thời gian tới.
 

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

TS NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Bài viết nêu tính tất yếu, yêu cầu bức thiết phải khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thời gian tới.
 

Một số giải pháp bảo đảm công tác kiểm sát án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

Một số giải pháp bảo đảm công tác kiểm sát án hình sự của Viện Kiểm sát nhân dân

TS TRẦN VĂN QUÝ
Viện Nhà nước và pháp luật,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Viện Kiểm sát nhân dân với chức năng hiến định “kiểm sát hoạt động tư pháp” là một trong những thiết chế quan trọng góp phần bảo đảm kiểm soát quyền tư pháp. Từ làm rõ thực tiễn tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, bài viết phân tích những hạn chế, yếu kém trong công tác kiểm sát án hình sự và đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
 

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng  đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

ThS NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Học viện Chính trị khu vực I
ThS NGUYỄN THỊ THÚY THẢO
Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một trong những nội dung của công tác xây dựng Đảng, một trong những phương thức thiết thực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trên cơ sở phân tích vai trò của công tác kiểm tra, giám sát đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bài viết đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác này đáp ứng yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.
 

Một số góp ý về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (sửa đổi)

Một số góp ý về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (sửa đổi)

TS TRẦN VĂN QUÝ
Viện Nhà nước và Pháp luật,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Thực hiện chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (sửa đổi) đã và đang được lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân cũng như toàn thể nhân dân để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013, các luật liên quan, bài viết đề xuất một số góp ý hoàn thiện dự thảo Luật.
 

Nguyên tắc và nội dung đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay

Nguyên tắc và nội dung đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở nước ta hiện nay

ThS LƯU THỊ THU PHƯƠNG
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Nghiên cứu, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội là một hoạt động quan trọng trong lãnh đạo, quản lý xã hội, do đó cần không ngừng được đổi mới công tác này để giúp cấp ủy, chính quyền phát hiện những điểm nóng về tư tưởng, kịp thời giải tỏa xung đột xã hội tiềm tàng. Bài viết tập trung làm rõ các phương pháp định hướng dư luận xã hội đang được sử dụng, nguyên tắc và nội dung đổi mới phương pháp định hướng dư luận xã hội ở Việt Nam hiện nay.

 

Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản

Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản

TS NGUYỄN THANH SƠN
Viện Kinh tế chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo và tự động hóa hiện nay đang tiềm ẩn nhiều tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất trên thế giới. Khi những tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trở nên trầm trọng hơn, thì những nghi vấn về sự phù hợp của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong bối cảnh mới cũng được nhắc đến nhiều hơn. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có thể là một trong những nhân tố tiếp theo đẩy chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hệ thống, tiến tới giới hạn không thể vượt qua của chính nó.
 

Trang 1 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền