Trang chủ    Từ điển mở

Từ điển mở

Ngoại giao kinh tế

Ngoại giao kinh tế

(LLCT) - “Ngoại giao kinh tế” là một khái niệm được sử dụng với tần suất tương đối cao trong lĩnh vực quan hệ quốc tế ngày nay. Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, định nghĩa về “ngoại giao kinh tế” trong lĩnh vực học thuật vẫn rất mơ hồ. Người ta không thể phân biệt từ căn bản “ngoại giao kinh tế” với ngoại giao mang ý nghĩa thông thường. Xuất phát từ hiện thực quan hệ quốc tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đẩy mạnh chính sách ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, việc hiểu rõ nội hàm của “ngoại giao kinh tế”, các đặc điểm cơ bản của nó, sẽ rất có ý nghĩa trong xác định nội hàm chính sách đối ngoại nói chung của đất nước.

Kinh tế biển

Kinh tế biển

(LLCT) - Cho đến nay, việc xác định khái niệm và vai trò của kinh tế biển vẫn là vấn đề còn chưa thống nhất. Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển, tùy theo hướng tiếp cận và cách nhìn riêng phụ thuộc vào giá trị đóng góp của các ngành kinh tế biển đối với mỗi quốc gia.

Trách nhiệm giải trình của chính phủ

(LLCT) - Trách nhiệm giải trình với nghĩa “Khả quy trách nhiệm” nhằm phòng ngừa, hạn chế sự lạm dụng quyền lực được ủy nhiệm, góp phần nâng cao sự “chính danh” hay là tính chính đáng (legitimacy) của sự cầm quyền đại diện (chính phủ) đối với người chủ quyền lực là nhân dân.

Tư duy lý luận

Tư duy lý luận

(LLCT) - Về bản chất, tư duy là quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con người ở trình độ cao - trình độ con người phản ánh được hoạt động của họ vào trong ý thức. Đó là quá trình con người sản sinh ra những tri thức mới từ những tri thức đã thu nhận được trước đó do có sự tác động trực tiếp của hiện thực khách quan lên các cơ quan cảm giác của con người,trên cơ sở đó con người từng bước hình thành nên hệ thống các khái niệm, phán đoán, suy luận lôgic.

An ninh con người

An ninh con người

(LLCT) - An ninh con người (human security) là khái niệm xuất hiện trong giai đoạn có nhiều biến cố lớn của thế giới, Liên bang Xô viết sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới đơn cực hình thành và sự xuất hiện những khuynh hướng mới trong việc xem xét và nghiên cứu khái niệm an ninh. Ngay từ đầu những năm 1990, các mối đe dọa đến với con người từ nhiều phía và rất đa dạng...,  xung đột gia tăng đi cùng với xu thế toàn cầu hóa; các chủ thể phi nhà nước gây bất ổn an ninh cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế..., khiến cho vai trò quốc gia, dân tộc, quyền lực, sức mạnh cứng, sức mạnh mềm, đối tượng, đối tác... đan xen và việc bảo đảm an ninh cũng được xem xét lại. Theo đó, lý thuyết về “an ninh lấy con người làm trung tâm”(1) đã xuất hiện và bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Công nghiệp văn hóa

Công nghiệp văn hóa

(LLCT) - Công nghiệp văn hóa gồm các ngành sản xuất và phân phối một cách thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, đa phần mọi người vẫn thường bị nhầm lẫn, chồng chéo giữa CNVH và công nghiệp sáng tạo (CNST). Bên cạnh đó, CNVH bao gồm những ngành, lĩnh vực nào? Điều này vẫn chưa được phân định rõ ràng và thống nhất.

Nhà nước kiến tạo

Nhà nước kiến tạo

(LLCT) - Trên thế giới hiện nay, người ta không chỉ nói đến chính phủ cầm lái, mà còn nói đến chính phủ xúc tác, chính phủ kiến tạo, thậm chí nhà nước kiến tạo (với nghĩa không chỉ cơ quan hành pháp - chính phủ mà còn cả cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp đều phải thực hiện kiến tạo phát triển xã hội), v.v.. Việc chuyển sang nhà nước kiến tạo là sự thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện của xã hội hiện đại. Nhà nước kiến tạo là gì và có những đặc trưng như thế nào đang là chủ đề được quan tâm trong bước khởi động xây dựng nhà nước kiến tạo mà trước hết là chính phủ kiến tạo - mô hình nhà nước được xem là một sự lựa chọn phù hợp nhất ở Việt Nam hiện nay.

Trách nhiệm công vụ

Trách nhiệm công vụ

(LLCT) - Trong văn bản pháp lý ở nước ta hiện nay, khái niệm trách nhiệm công vụ được sử dụng với một số nghĩa khác nhau.

Văn hóa chính trị

(LLCT) - Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại. Platon, nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ”(1). Tuy nhiên, chỉ đến khoảng giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học mới nêu ra thuật ngữ văn hóa chính trị (political culture). Từ cách tiếp cận thể chế của quốc gia có thể nhận thấy, văn hóa chính trị biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ, sự chi phối, hỗ trợ lẫn nhau giữa văn hóa và chính trị, mà cụ thể là giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị.

Phát triển xã hội

Phát triển xã hội

(LLCT) - Vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội hiện nay đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Mô hình chủ nghĩa xã hội

Mô hình chủ nghĩa xã hội

(LLCT) - Khái niệm “mô hình” có khả năng diễn đạt tinh thần thực tiễn, tính chất năng động và cả khả năng bổ sung, phát triển, điều chỉnh của quan niệm về CNXH. Thành tựu của thực tiễn đổi mới và của quá trình phát triển tư duy lý luận về CNXH hiện nay đã xác nhận khái niệm mô hình CNXH, vì vậy trong các văn kiện của Đảng và trong nghiên cứu lý luận, nên sử dụng khái niệm mô hình CNXH rộng rãi hơn.

IPU và Đại Hội đồng IPU-132

IPU và Đại Hội đồng IPU-132

(LLCT) - Liên minh nghị viện thế giới (IPU)được thành lập năm 1889,  tại Paris, xuất phát từ ý tưởng của hai nghị sỹ Pháp và Anh yêu chuộng hoà bình mong muốn xây dựng một thể chế hợp tác liên nghị viện quốc tế. Khi mới thành lập, IPU có hai nhiệm vụ trọng tâm: Một là, diễn đàn bày tỏ chính kiến của các nghị sĩ về các vấn đề quốc tế, qua đó thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp bằng con đường nghị viện; Hai là, phấn đấu nhằm củng cố các thể chế dân chủ và đề ra các chính sách, sáng kiến và khuyến nghị nhằm phát triển thể chế nghị viện cũng như cải thiện các chức năng hoạt động và nâng cao uy tín của thể chế này.

Đồng thuận xã hội

(LLCT) - Đồng thuận trong tiếng Anh là Consensus, tiếng Pháp là Consensus, tiếng Đức là Konséns. Về mặt từ nguyên, khái niệm này có nguồn gốc từ tiếng Latinh Consentire, trong đó được ghép bởi hai từ là: concó nghĩa là giống nhau và sentirecó nghĩa là: cảm giác, cảm nhận, nhận thức. Như vậy, nghĩa ban đầu Consentirelà khái niệm dùng để chỉ những cảm nhận, nhận thức giống nhau (của nhiều người). Ở thế kỷ XIX, khái niệm Consensusngoài việc dùng để chỉ sự ưng thuận, bằng lòng, đồng ý của con người (trong quan hệ xã hội), khái niệm này còn dùng để chỉ sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ thể sinh học, mà các tài liệu tiếng Việt dịch là sự liên ứng (1). Trước đây, khái niệm này khi dịch đối chiếu sang tiếng Việt đều được dịch là: nhất trí, đồng ý, đồng lòng, nhất tề, ưng thuận(2).

 

Chủ nghĩa xã hội hiện thực

(LLCT) - Quan niệm về chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực liên quan tới một quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác, rằng CNXH, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) là kết quả của những sự vận động - phong trào hiện thực: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra”(1).

An ninh văn hóa

(LLCT) - Trong điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế, các dòng văn hóa với vai trò là “sức mạnh mềm” đang tác động mạnh mẽ đến mọi phương diện của đời sống xã hội. Trong những dòng chảy văn hóa đó vừa có những yếu tố tích cực, tiến bộ nhưng cũng có những yếu tố tiêu cực, nguy hại đối với các giá trị văn hóa dân tộc, những luồng tư tưởng phản động, chia rẽ, kích động làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Trang 1 trong tổng số 2 trang.

Thông tin tuyên truyền