Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên trường chính trị cấp tỉnh

ThS NGUYỄN THẾ SANG
Vụ Tổ chức - Cán bộ
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Hiện nay các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã trở thành hệ thống thống nhất trên toàn quốc. Đội ngũ giảng viên trường chính trị trực tiếp đảm đương nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nhà trường và tham gia tư vấn chính sách, tham gia công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị. Thực hiện nhiệm vụ của minh, đội ngũ giảng viên trường chính trị có vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch.
 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh góp phần thực hiện Nghị quyết của Đảng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh góp phần thực hiện Nghị quyết của Đảng

TS NGÔ NGÂN HÀ
 
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 (LLCT) - Để có đủ năng lực thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt. Bài viết phân tích sự cần thiết và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Học viện đủ năng lực thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng.
 

Tạo môi trường để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc hiện nay

Tạo môi trường để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc hiện nay

TS TRẦN THÙY LINH
 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên 

(LLCT) - Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần nâng cao ý thức pháp luật ngay từ cơ sở. Trong đó, cán bộ cấp cơ sở chính là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, vận dụng, bổ sung, kiểm nghiệm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn, là cầu nối quan trọng giữa Đảng với nhân dân. Bài viết phân tích những yếu tố tác động đến nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở miền núi phía Bắc, giải pháp tạo lập môi trường để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở.
 

Đẩy mạnh học tập phong cách nêu gương Hồ Chí Minh trong đội ngũ giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Đẩy mạnh học tập phong cách nêu gương Hồ Chí Minh trong đội ngũ giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

ThS NGUYỄN ĐẮC DŨNG
Trường Sĩ quan chính trị, Bộ Quốc phòng

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(1). Luận điểm của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nêu gương trong đời sống xã hội. Bài viết phân tích ý nghĩa của việc học tập phong cách nêu gương Hồ Chí Minh đối với giảng viên các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội “vừa hồng”, “vừa chuyên”, là chiến sĩ xung kích, tiên phong trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận của Đảng.
 

Hoàn thiện thể chế văn hóa công vụ tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Hoàn thiện thể chế văn hóa công vụ tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

ThS TRỊNH HUYỀN MAI
Học viện Hành chính Quốc gia

(LLCT) - Thể chế văn hóa công vụ tại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là cơ sở để viên chức, giảng viên nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Trên cơ sở những quy định của pháp luật về văn hóa công vụ, người học cũng nhận biết, đánh giá được chất lượng, hiệu quả của nền công vụ thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ viên chức, giảng viên. Qua khảo sát ở 07 trường, bài viết làm rõ thực trạng xây dựng, ban hành và việc tuân thủ các quy chế liên quan đến văn hóa công vụ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế văn hóa công vụ tại các trường.
 

Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

ThS NGUYỄN THỊ HẰNG
Học viện Hàng không Việt Nam

(LLCT) - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên là nội dung, biện pháp quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để gắn kết dạy “chữ” với dạy “người”, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng”, “vừa chuyên” cho đất nước. Bài viết làm rõ vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên; thực tiễn giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên điểm mạnh, hạn chế gì, nguyên nhân của hạn chế; đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong thời gian tới.
 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng toàn diện của chương trình thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (qua kết quả điều tra, khảo sát thực tế)

PGS, TS LÂM QUỐC TUẤN
TS HÀ VĂN LUYẾN

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được 30 năm, góp phần vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Bài viết tập trung làm rõ hiệu quả đầu ra của đào tạo thông qua đánh giá sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của người học sau khi tốt nghiệp. Bài viết là kết quả Đề án “Khảo sát, điều tra về nhận thức, thái độ và hành vi của đội ngũ cán bộ trong thực hiện công vụ sau khi đã tốt nghiệp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (10 năm gần đây)”.
 

Trường Chính trị thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, tư vấn chính sách

Trường Chính trị thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, tư vấn chính sách

TS BÙI NGỌC HIỀN
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quy định số 09-Qđi/TW. Chức năng, nhiệm vụ này vừa là sự khẳng định vai trò quan trọng của trường chính trị nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các trường chính trị. Từ thực tiễn tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tư vấn chính sách của các trường chính trị nói chung và Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời gian qua, bài viết làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này.
 

Cải cách hành chính góp phần xây dựng nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu

Cải cách hành chính góp phần xây dựng nhà trường quân đội vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu

ThS LÊ VĂN CƯỜNG
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

(LLCT) - Cải cách hành chính ở các nhà trường quân đội là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của các nhà trường, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bài viết khái quát thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong cải cách hành chính ở các nhà trường quân đội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách hành chính ở các nhà trường quân đội thời gian tới.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và sự vận dụng vào nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và sự vận dụng vào nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam

ThS TRẦN NGỌC NHIỀU
Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về hoạt động truyền thụ và tiếp thu tri thức lý luận chính trị nhằm phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Bài viết làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị và sự vận dụng vào nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam 

Công tác thanh tra góp phần thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong đào tạo tại Học viện

Công tác thanh tra góp phần thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong đào tạo tại Học viện

TS TRẦN VĂN THẮNG
Ban Thanh tra,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 

(LLCT) - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị. Để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, Học viện đã rất quan tâm các khâu trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có công tác thanh tra giáo dục đào tạo. Công tác thanh tra giáo dục luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện quan tâm. Bài viết khái quát hoạt động thanh tra giáo dục đào tạo và khẳng định vai trò của hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2023, do TS Trần Văn Thắng làm chủ nhiệm.
 

Triển vọng ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trong đào tạo lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Triển vọng ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trong đào tạo lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

TS HOÀNG ANH THAO
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Một trong những thành tựu quan trọng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng trong giáo dục đào tạo là kỹ thuật mô phỏng. Ứng dụng kỹ thuật mô phỏng trong đào tạo nói chung, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nói riêng, tạo nên những thay đổi lớn cả về nội dung, hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về các nguồn lực phục vụ tổ chức đào tạo.
 

Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học

Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học

ThS PHẠM VĂN HÙNG
Đại học Hồng Đức

(LLCT) - Trong giáo dục đại học, phong cách, tác phong của giảng viên có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện, hình thành nhân cách của sinh viên và chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Vì vậy, tăng cường rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bài viết đánh giá khái quát sự cần thiết, từ đó đề xuất một số yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong giảng viên đại học hiện nay.
 

Phát triển đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay

Phát triển đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay

TS NGUYỄN HUY PHÒNG
Viện Văn hóa và Phát triển,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, đội ngũ này gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhận diện đúng thực trạng để có giải pháp khắc phục là việc làm cần thiết để văn học, nghệ thuật ngày càng phát triển, đáp ứng niềm mong đợi của công chúng và đời sống nghệ thuật hiện nay.
 

Truyền cảm hứng là một trong những năng lực cơ bản của người lãnh đạo

Truyền cảm hứng là một trong những năng lực cơ bản của người lãnh đạo

ThS ĐOÀN NGỌC HÀ
Vịện Lãnh đạo học và Chính sách công,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Truyền cảm hứng là một trong những năng lực cơ bản của người lãnh đạo, là một cách thức thúc đẩy hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả; là biện pháp để tạo sự đồng lòng, đồng thuận phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, cùng xây dựng tổ chức ngày càng phát triển. Tiếp cận từ góc độ tâm lý học lãnh đạo, truyền cảm hứng là năng lực chuyên biệt, thể hiện những phẩm chất độc đáo, riêng biệt của người lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo.
 

Trang 1 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền