Trang chủ    Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Đồng chí Phan Văn Khải - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, hết lòng vì nước, vì dân

Đồng chí Phan Văn Khải - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, hết lòng vì nước, vì dân

TS TRẦN THỊ HUYỀN
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đồng chí Phan Văn Khải, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, IX; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 9-1997 đến tháng 7-2006), nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Đồng chí là nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, hết lòng vì nước, vì dân. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là tấm gương sáng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, noi theo.

Phong cách làm việc mẫn cán của cụ Bùi Bằng Đoàn, bậc chí sĩ yêu nước, thương dân, xả thân vì nghĩa lớn

Phong cách làm việc mẫn cán của cụ Bùi Bằng Đoàn, bậc chí sĩ yêu nước, thương dân, xả thân vì nghĩa lớn

TS VÕ THỊ HOA
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
ThS LÊ MINH PHƯƠNG
Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Cụ Bùi Bằng Đoàn là một chí sĩ yêu nước thương dân sâu sắc, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng. Dù trên bất cứ cương vị và hoàn cảnh nào, khi còn làm quan trong triều đình Huế, hay đến khi tham gia Chính phủ cách mạng, trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ Bùi Bằng Đoàn luôn nêu cao tinh thần vì nước, vì dân, xả thân vì nghĩa lớn. Cụ Bùi Bằng Đoàn là một tấm gương tiêu biểu của một chí sĩ yêu nước chân chính, đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bài viết lãm rõ phong cách làm việc mẫn cán của cụ Bùi Bằng Đoàn.
 

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1975-1986

TS NGUYỄN THỊ TUYẾT
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện đất nước hòa bình, mục tiêu này được biểu hiện cụ thể là nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ 1975-1986, việc thực hiện đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã đạt nhiều thành tựu và cũng có một số hạn chế, để lại bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
  

Chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thông tin đối ngoại trong 10 năm đầu đổi mới

TS ĐOÀN THỊ HƯƠNG
Viện Lịch sử Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

TRẦN THỊ THU TRANG
Trường Đại học Ngoại thương 

(LLCT) - Bước vào thời kỳ đổi mới, với quan điểm “thêm bạn, bớt thù” trong đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, Đảng và Nhà nước coi trọng phát triển quan hệ với tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông là một chủ trương và cũng là phương thức rất quan trọng để Đảng, Nhà nước truyền tải những thông tin chính thống về mọi mặt, xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc Việt Nam ra thế giới, phục vụ muc tiêu, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng, đồng thời góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
 

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - một trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước, một nhân cách lớn, một tấm gương trong sáng tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - một trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước, một nhân cách lớn, một tấm gương trong sáng tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân

TS TRƯƠNG THỊ HỒNG NGA 
Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

(LLCT) - Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là nhà trí thức cách mạng giàu lòng yêu nước, một nhân cách lớn, một tấm gương trong sáng, tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, người học trò yêu quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết làm rõ những đóng góp to lớn của ông trong nghiên cứu, chế tạo vũ khí cho cách mạng Việt Nam; trong xây dựng và phát triển nền khoa học và kỹ thuật của nước nhà.
 

Trung tướng Nguyễn Bình - Nhà quân sự tài năng, một lòng kiên trung với sự nghiệp cách mạng

Trung tướng Nguyễn Bình - Nhà quân sự tài năng, một lòng kiên trung với sự nghiệp cách mạng

TS ĐINH QUANG THÀNH
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đồng chí Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh ngày 30-7-1908 tại thôn Yên Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Với 27 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Bình được Đảng, Nhà nước và Quân đội tin cậy giao nhiều chức vụ quan trọng. Dù ở bất cứ cương vị nào, đồng chí cũng luôn tỏ rõ phẩm chất của một tài năng quân sự, quyết đoán và dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất; đồng chí đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí là một tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập.

Tư tưởng chủ đạo của Phan Bội Châu về giáo dục yêu nước và ý nghĩa lịch sử

(LLCT) - Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục rất sâu sắc, nhất là tư tưởng về triết lý giáo dục yêu nước. Tư tưởng coi giáo dục là sinh mệnh của quốc dân”, “giáo dục là cái khuôn đúc người”, “giáo dục là cái gốc để gây dựng nền chính trị” trong triết lý giáo dục yêu nước của Phan Bội Châu có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Ái Quốc và chuyến đi đầu tiên đến nước Nga Xô viết

Nguyễn Ái Quốc và chuyến đi đầu tiên đến nước Nga Xô viết

(LLCT) - Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga Xô viết. Đây là chuyến đi đầu tiên của Người đến đất nước của V.I.Lênin - người thầy vĩ đại đã làm Nguyễn Ái Quốc chuyển biến trong nhận thức và hành động về con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Bài viết trình bày quá trình thực hiện chuyến đi đầu tiên đến nước Nga Xô viết của Nguyễn Ái Quốc và nêu ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc với Nguyễn Ái Quốc trong chuyến đi này.

Đồng chí Chu Huy Mân người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực

Đồng chí Chu Huy Mân người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực

(LLCT) - Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17-3-1913 - 17-3-2023) là dịp để ôn lại quá trình hoạt động và đóng góp của đồng chí đối với với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đây cũng là dịp để các thế hệ hôm nay tri ân sâu sắc về một cán bộ lãnh đạo cấp cao tiêu biểu của Đảng và Nhà nước, một tướng lĩnh xuất sắc, nhà chính trị - quân sự song toàn của Quân đội ta, là tấm gương cho toàn quân, toàn dân ta học tập và noi theo.

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

(LLCT) - Đồng chí Huỳnh Tấn Phát là nhà trí thức cách mạng có uy tín lớn, đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, kể từ khi bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước cho đến khi trở thành nhà lãnh đạo Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và giữ cương vị Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Huỳnh Tấn Phát là người đã chỉ đạo, tổ chức và trực tiếp tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Bài viết làm rõ những đóng góp của đồng chí Huỳnh Tấn Phát đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.

Nguyễn Chí Thanh - tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức, tác phong của người chiến sĩ cộng sản

Nguyễn Chí Thanh - tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức, tác phong của người chiến sĩ cộng sản

(LLCT) - Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phóng miền Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn thể hiện rõ những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, là nhà chính trị - quân sự xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Bài viết phân tích và tập trung làm rõ tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng và tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Chí Thanh.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với tiến trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với tiến trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

(LLCT) - Sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, được dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào cuối năm 1927 và trở thành hội viên của tổ chức này, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã tích cực hoạt động, nhanh chóng trở thành một trong những người lãnh đạo của Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ và có nhiều đóng góp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết điểm lại cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với cách mạng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh đồng chí.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” -  dự báo khoa học, chính xác của Hồ Chí Minh

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - dự báo khoa học, chính xác của Hồ Chí Minh

(LLCT) - Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là chiến công vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đó là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố hết sức quan trọng là việc nắm bắt, dự báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kết cục cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Nghiên cứu dự báo chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc tổng tập kích chiến lược đường không của Mỹ vào Hà Nội giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cơ sở khoa học, sự sáng tạo trong dự báo thiên tài của Người, qua đó nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của công tác dự báo, vận dụng tư tưởng của Người để “dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống”(1), thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.

Những dấu ấn nổi bật của Hội nghị Pari

Những dấu ấn nổi bật của Hội nghị Pari

(LLCT) - Hội nghị Pari là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ XX; biểu hiện đỉnh cao trí tuệ ngoại giao Việt Nam và có tầm ảnh hưởng quốc tế rộng lớn. Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là sự kiện trọng đại, là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng thời là tâm điểm của dư luận thế giới, để lại những dấu ấn nổi bật, có giá trị vững bền theo năm tháng. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa to lớn, khẳng định tầm vóc và sự lan tỏa của Hiệp định Pari, có giá trị sâu sắc trong phát huy vai trò của công tác đối ngoại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hiệp định Pari - đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Pari - đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

(LLCT) - Bài viết tập trung làm rõ giá trị, ý nghĩa, của Hiệp định Pari minh chứng cho ngoại giao Việt Nam. Hiệp định Pari là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao, minh chứng đường lối đối ngoại, ngoại giao đặc sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở khái quát thực trạng đất nước và công tác đối ngoại sau hơn 35 năm đổi mới, tác giả đề xuất một số giải pháp chính nhằm phát huy sức mạnh ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Trang 1 trong tổng số 10 trang.

Thông tin tuyên truyền