Trang chủ    Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Nguyễn Ái Quốc và lớp huấn luyện ở vùng biên giới Việt - Trung

(LLCT) - Tháng 10-1940, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện cho hơn 40 thanh niên các dân tộc Cao Bằng vượt biên giới sang làng Nậm Quang (xã Cát Thôn, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) - một làng nằm sát biên giới Việt -Trung để tìm đến với cách mạng, với lãnh tụ cách mạng. Đây là bước chuẩn bị lực lượng vô cùng quan trọng, làm nòng cốt cho cuộc trở về Tổ quốccủa Người để xây dựng căn cứ địa cách mạng, trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong nước đi tới thành công.

Đồng chí Kim Ngọc: tấm gương dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

Đồng chí Kim Ngọc: tấm gương dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

(LLCT) - Hai mốt năm trên cương vị Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Kim Ngọc đã dồn nhiều tâm huyết và sức lực để tìm tòi, sáng tạo trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp. Đồng chí là tấm gương mẫu mực của người đảng viên cộng sản, luôn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.

Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947: bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947: bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

(LLCT) - Sau quá trình từng bước “lấn tới”, thực dân Pháp đã quyết định mở cuộc tấn công diệt gọn cơ quan đầu não kháng chiến, giải quyết chiến tranh Việt Nam và Đông Dương. Thực hiện mục tiêu này, tướng Valuy (Valluy)- Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương đã giao cho tướng Xalăng (Salan) - Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Đông Dương chuẩn bị “Kế hoạch tiến công Việt Bắc”.Đầu tháng 7, Chính phủ Pháp đã thông qua kế hoạch này.

Đồng chí Lê Hồng Phong - chiến sĩ cộng sản kiên cường, trọn đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc

Đồng chí Lê Hồng Phong - chiến sĩ cộng sản kiên cường, trọn đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc

(LLCT) - Đồng chí Lê Hồng Phong là ngư­ời chiến sĩ cộng sản kiên cư­ờng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tinh thần và những cống hiến, hy sinh của đồng chí Lê Hồng Phong cho sự nghiệp cách mạng của Đảng mãi đồng hành cùng dân tộc đi tới tư­ơng lai.

Những quyết sách quan trọng  tại Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945)

Những quyết sách quan trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945)

(LLCT)- Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang), theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị quyết định nhiều vấn đề quan trọng chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 với việc bảo đảm an toàn cơ quan đầu não kháng chiến

(LLCT) - Bảo đảm an toàn cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, yếu tố quyết định giữ vững, phát triển cuộc kháng chiến. Ngay khi xâm lược trở lại Việt Nam, mục tiêu trước tiên của quân Pháp trong “chiến lược đánh nhanh tháng nhanh” là “chụp bắt cơ quan lãnh đạo kháng chiến”.

Đồng chí Võ Chí Công- chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo sáng tạo trong cách mạng giải phóng dân tộc

Đồng chí Võ Chí Công- chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo sáng tạo trong cách mạng giải phóng dân tộc

(LLCT) - Đồng chí Võ Chí Công (1912-2017) là một “chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời phấn đấu cho độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân và vì lý tưởng cộng sản”; “một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta”, “một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” mà cuộc đời “gắn liền với quá trình cách mạng và những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng của Đảng và nhân dân ta”(1).

Ý nghĩa sâu sắc của cụm từ “Phải nhân nhượng” trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (19-12-1946)

(LLCT) - Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiếnđược Hồ Chí Minh viết khi thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược miền Nam được hơn 15 tháng, có mặt ở miền Bắc được hơn 9 tháng; mọi nỗ lực, cố gắng nhân nhượng của Đảng và Hồ Chí Minh để tìm cơ hội hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh đều không mang lại kết quả. Cách duy nhất để giành lấy hòa bình, bảo vệ độc lập là phải đứng lên cầm súng chiến đấu, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(1).

Trường Chinh với những bước ngoặt lịch sử Việt Nam hiện đại

(LLCT) - Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc đời, tên tuổi đồng chí Trường Chinh gắn liền với những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong suốt thế kỷ XX. Đồng chí là Quyền Tổng Bí thư  Đảng Cộng sản Đông Dương (1940-1941), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1941-1951); Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam (1951-1957) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1986).

Xung quanh cuộc gặp giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Paul Mus ngày 12-5-1947

(LLCT) - Từ ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, quân dân Thủ đô đã chiến đấu giằng co, quyết liệt giữ chân, tiêu hao quân chủ lực Pháp tại Hà Nội cho đến 17-2-1947. Sau khi chiếm đóng Hà Nội, quân Pháp tấn công ra các vùng nông thôn để mở rộng quyền kiểm soát. Mặc dù kẻ địch hung hãn và hiếu chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì kêu gọi nhà cầm quyền Pháp và quân đội Pháp ở Đông Dương ngừng chiến tranh, thực thi những hiệp định hòa bình mà hai Chính phủ đã ký kết.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - nhà lãnh đạo tài năng của Đảng

(LLCT) - Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, sinh ngày 9-7-1912 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sớm trưởng thành trong phong trào yêu nước quật cường của nhân dân ta đầu thế kỷ XX, đồng chí trở thành người có tuổi đời trẻ nhất khi giữ trọng trách Tổng Bí thư của Đảng - một nhà lãnh đạo tài năng, kiên định và sáng tạo, đã hiến trọn đời mình cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Phương pháp ngoại giao “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Pháp năm 1946

(LLCT) - Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, song dưới tác động của những yếu tố khách quan, chủ quan, nhân dân Việt Nam phải đương đầu với không ít nguy cơ, thách thức, khó khăn. Trước bối cảnh nền độc lập bị đe dọa, nguy cơ bùng nổ chiến tranh ngày càng bộc lộ rõ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi khả năng có thể để vãn hồi hòa bình, ngăn chặn chiến tranh.

Suy nghĩ về quan điểm “bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách Tổ quốc” của đồng chí Phạm Hùng

Suy nghĩ về quan điểm “bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách Tổ quốc” của đồng chí Phạm Hùng

(LLCT) Đồng chí Phạm Hùng là một trong những chiến sĩ cộng sản tiên phong, “gian nan không lùi bước, hiểm nguy không sờn lòng”, “sẵn sàng hy sinh tất cả vì nước, vì dân, giữ vững niềm tin ở thắng lợi cuối cùng”; là “một nhà lãnh đạo kiên định”, “đem hết trí tuệ và sức lực nhằm hoàn thành công việc được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”(1). Kỷ niệm 105 năm ngày sinh của đồng chí, bài viết đề cập tới một di huấn chính trịđặc biệt mà đồng chí để lại, đó là: “Bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách Tổ quốc”(2).

Toàn quốc kháng chiến và bài học về độc lập, tự chủ trong hoạch định đường lối

Toàn quốc kháng chiến và bài học về độc lập, tự chủ trong hoạch định đường lối

(LLCT) - Cách đây 70 năm, dân tộc Việt Nam đứng trước một tình thế hết sức nghiêm trọng. Thực dân Pháp dã tâm trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Từ sau khi kẻ thù gây hấn ở Nam Bộ (23-9-1945), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách thương lượng, đàm phán, tránh cho đất nước một cuộc chiến tranh. Đêm 19-12-1946, trước tình thế không còn con đường nào khác, cả dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, chính thức bắt đầu cuộc toàn quốc kháng chiến.

Phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam những năm 1954-1958

(LLCT) - Thực tiễn 4 năm đấu tranh chính trị ở miền Nam (1954- 1958) phản ánh nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân ta mong muốn hòa bình, thống nhất Tổ quốc; góp phần duy trì và giữ gìn lực lượng cách mạng, bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh trong đoạn tiếp theo. Đấu tranh chính trị ở miền Nam còn phản ánh thái độ nghiêm chỉnh của ta trong việc thi hành Hiệp định Giơnevơ; bước đầu làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chính trị lừa bịp của chủ nghĩa thực dân mới.

Trang 6 trong tổng số 10 trang.

Thông tin tuyên truyền