Trang chủ    Nhân vật - Sự kiện

Nhân vật - Sự kiện

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Người tổ chức thực hiện thành công tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Người tổ chức thực hiện thành công tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nhân dịp Hội thảo quốc gia kỷ niệm 110 năm ngày sinh Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, bài viết khẳng định: Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức yêu nước nhiệt thành, quyết dấn thân trên con đường cách mạng, trở thành nhà lãnh đạo kiên trung của Đảng ta, có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đồng chí là một trong những người đứng đầu Mặt trận thống nhất dân tộc đã thực hiện thành công trong thực tiễn tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh; là hiện thân của tinh thần đoàn kết dân tộc, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ mãi là một tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay học tập và noi theo.

Ý chí Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1946

Ý chí Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1946

(LLCT) - Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở đầu thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ ở Việt Nam. Trong thời gian đầu độc lập, nền kinh tế của đất nước kiệt quệ, trình độ dân trí vô cùng thấp nhưng quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, vẫn được đảm bảo thực thi. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, với sự tham gia của đông đảo nhân dân, đã diễn ra thành công vào ngày 6-1-1946. Trên cơ sở đó một Chính phủ nhân dân được hình thành. Bài viết tập trung làm rõ ý chí Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền dân chủ cộng hòa và những giá trị đối với hiện nay.

Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

(LLCT) - Nghiên cứu thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh đạo của Đảng gắn với thực tiễn hiện nay, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là bài học về nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về đại đoàn kết toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng; về gắn kết chặt chẽ ý Đảng với lòng dân, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Tuyên ngôn độc lập - những giá trị bất hủ

Tuyên ngôn độc lập - những giá trị bất hủ

(LLCT) - Ngày 2-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình, Hà Nội, trước đông đảo nhân dân, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một chính thể hoàn toàn mới trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam và cũng là chính thể dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện mang giá trị bất hủ dẫn đường cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam

Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và giá trị thời đại

Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và giá trị thời đại

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã cống hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng phong phú, sôi động của Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta nhiều “Di sản” quý báu, trong đó, những sáng tạo lý luận của Người về cách mạng giải phóng dân tộc là một dấu ấn nổi bật, góp phần tạo nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời có giá trị thời đại sâu sắc.

Sức sống trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sức sống trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(LLCT) - Bài viết phân tích, chứng minh giải phóng con người là hạt nhân trong triết lý nhân văn phát triển Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện ở những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Giải phóng con người khỏi sự tha hóa bản tính tự nhiên của con người; giải phóng con người khỏi sự nô dịch, áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc và đói nghèo, mù chữ, bệnh tật; giải phóng con người khỏi chủ nghĩa cá nhân; giải phóng con người khỏi tàn dư, hậu quả của chiến tranh; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện để con người có thể tự giải phóng mình.

Yêu sách của nhân dân An Nam - Sự thức tỉnh về quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và hiện thực lịch sử

Yêu sách của nhân dân An Nam - Sự thức tỉnh về quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và hiện thực lịch sử

(LLCT) - Cách đây đúng 100 năm, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pari (Pháp) gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxây. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng bản Yêu sách như một ''quả bom'' đã làm chấn động dư luận nước Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, những người đến từ một nước thuộc địa ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình ngay tại “chính quốc”. 

Bùi Bằng Đoàn - Tấm gương tiêu biểu của một chí sĩ yêu nước chân chính

Bùi Bằng Đoàn - Tấm gương tiêu biểu của một chí sĩ yêu nước chân chính

(LLCT) - Cụ Bùi Bằng Đoàn là một chí sĩ yêu nước thương dân sâu sắc, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng. Dù trên cương vị và hoàn cảnh nào, khi còn làm quan cho triều đình Huế, cũng như khi tham gia Chính phủ cách mạng, cụ Bùi Bằng Đoàn luôn tận tâm, tận lực, hết mình vì quyền lợi của dân, của nước, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Cụ Bùi Bằng Đoàn là một tấm gương tiêu biểu của những chí sĩ đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn, bài viết khắc họa một vài nét về nhà yêu nước đáng kính.

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước

(LLCT) - Cách đây 50 năm, tháng 6-1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập(1). Đây là chính phủ liên hiệp rộng rãi, nêu cao ngọn cờ của cách mạng miền Nam là độc lập - dân chủ - hòa bình - trung lập, tập hợp các lực lượng đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược; là cơ quan quyền lực tập trung cao nhất đại diện cho cách mạng miền Nam, phát huy mạnh mẽ vị thế, vai trò về đối nội và đối ngoại, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam, đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ Điện Biên Phủ đến Giơnevơ - Con đường kết thúc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam

Từ Điện Biên Phủ đến Giơnevơ - Con đường kết thúc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam

(LLCT) - Trận Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ là hai sự kiện trực tiếp kết thúc cuộc chiến tranh hơn 3000 ngày của Pháp ở Việt Nam. Bài viết tập trung luận giải ý định, mục tiêu của Pháp và Việt Nam đối với Điện Biên Phủ, Giơnevơ, rút ra những nhận xét, đánh giá xung quanh hai sự kiện này và ý nghĩa của nó đối với quan hệ Việt - Pháp hôm nay.

Đồng chí Trần Phú với công tác xây dựng Đảng trong những năm đầu thành lập

(LLCT) - Sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, mặc dù chỉ trong thời gian gần một năm (1930-1931), nhưng với nhiệt huyết cách mạng, với bản lĩnh và ý chí kiên cường của người cộng sản, đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở; được Đảng tín nhiệm phân công soạn thảo Luận cương chính trị - một Cương lĩnh chính trị của Đảng, góp phần định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam...

Bài học về nghệ thuật chỉ đạo tác chiến chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bài học về nghệ thuật chỉ đạo tác chiến chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LLCT) - Chiến thắng trong trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954) là thắng lợi quyết định, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Chiến thắng lịch sử đó - một thắng lợi “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” là một sự kiện mang tầm vóc vĩ đại và bài học lịch sử rất quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới. Bài viết tập trung làm rõ nghệ thuật chỉ đạo tác chiến chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh; rút ra những bài học mang tính thời sự cho hiện nay.

Một vài nét về diễn biến, nguyên nhân và mục tiêu của cuộc tiến công biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2-1979)

Một vài nét về diễn biến, nguyên nhân và mục tiêu của cuộc tiến công biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2-1979)

(LLCT) - Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai…gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2-1979). Bài viết góp phần làm rõ diễn biến, nguyên nhân và mục tiêu của cuộc tiến công này.

Đồng chí Ngô Gia Tự - tấm gương cao đẹp của người cộng sản

(LLCT) - Đồng chí Ngô Gia Tự là một trong những chiến sĩ cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng. Đồng chí sớm tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều cương vị quan trọng như:  Ủy viên Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Kỳ (1928), Ủy viên Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), Bí thư Chấp ủy lâm thời Đảng bộ Nam Kỳ (1930). Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Ngô Gia Tự luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Đồng chí là tấm gương sáng ngời về đạo đức và phẩm chất của người cách mạng, là tấm gương cao đẹp của người cộng sản đối với mọi thế hệ người Việt Nam nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Nguyễn Chí Diểu - một đảng viên cộng sản tiền bối kiên cường

(LLCT)- Đồng chí Nguyễn Chí Diểu là người cộng sản kiên trung, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, đã có những đóng góp quan trọng đối với việc khôi phục tổ chức đảng và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Trung Kỳ. Đồng chí đã được Đảng tin tưởng giao giữ những chức vụ quan trọng, như: Bí thư Xứ ủy lâm thời Trung Kỳ (3-1937), Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (3-1938)... Đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã hiến dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho dân, cho nước; là tấm gương mẫu mực của đạo đức cách mạng.

Trang 4 trong tổng số 10 trang.

Thông tin tuyên truyền