Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em ở Việt Nam

Việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em ở Việt Nam

ThS TRỊNH THỊ THANH
Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp
ThS ĐỚI GIA THIÊN LINH
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

(LLCT) - Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam nêu rõ: trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Bài viết nêu một số quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam trong việc bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em, phân tích những kết quả đạt được trong triển khai Luật Trẻ em về quyền được trợ giúp pháp lý, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động trợ giúp pháp lý đối với trẻ em trong thời gian tới.

Vai trò của xây dựng văn hóa số trong chuyển đổi số quốc gia

Vai trò của xây dựng văn hóa số trong chuyển đổi số quốc gia

TS PHẠM THU HÀ
Viện Xã hội học và Phát triển,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trong quá trình thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính là kinh tế số, chính phủ số và xã hội số, thực tế xã hội số đang dần hình thành các yếu tố về chuẩn mực đạo đức số, văn hóa số. Đồng thời, văn hóa với vị trí, vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố dẫn dắt, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Trên cơ sở làm rõ nội hàm khái niệm văn hóa số, vai trò của văn hóa số trong chuyển đổi số, bài viết đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của văn hóa số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số thành công.
 

Quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Thừa Thiên Huế

TS NGUYỄN THẾ PHÚC
 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

(LLCT) - Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm tôn giáo lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Trong những năm qua, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời gian qua. Bài viết khái quát thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước ở địa phương trong thời gian tới.
 

Ngoại giao kinh tế trong đổi mới và hội nhập quốc tế

Ngoại giao kinh tế trong đổi mới và hội nhập quốc tế

TS BÙI THỊ HUYỀN
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Ngoại giao kinh tế ra đời cùng với các mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong quan hệ quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế đã và đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng, mang tính quyết định trong các hoạt động ngoại giao của một quốc gia. Trên cơ sở phân tích vai trò của ngoại giao kinh tế trong quá trình đổi mới, phát triển đất nước, bài viết gợi mở một số giải pháp thúc đẩy, phát huy hiệu quả của ngoại giao kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
 

Nhận diện và phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng đối với nông dân

Nhận diện và phản bác luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng đối với nông dân

ThS PHẠM THỊ VĨNH HÀ
Tạp chí Lý luận chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây hoài nghi, kích động người nông dân hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ khối liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Việt Nam luôn là mục đích của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Bài viết giúp nhận diện luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với nông dân Việt Nam; làm rõ thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã đưa lại cho nông dân Việt Nam sự đổi thay nhiều mặt; khẳng định vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Phát huy vai trò quản lý thông tin đối ngoại ở các cơ quan báo chí chủ lực

Phát huy vai trò quản lý thông tin đối ngoại ở các cơ quan báo chí chủ lực

VŨ DUY HƯNG
 
NCS Ngành Báo chí học,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 (LLCT) - Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giúp cho nhân dân các nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như người nước ngoài ở Việt Nam hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, từ đó phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bài viết phân tích vai trò của quản lý thông tin đối ngoại ở các cơ quan báo chí chủ lực, từ đó đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của quản lý thông tin đối ngoại ở các cơ quan báo chí chủ lực trong thời gian tới.
 

Chuyển đổi số ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chuyển đổi số ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

ThS HOÀNG VĂN HÙNG
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý dự án. Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển đổi số tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, bài viết đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Phát triển nguồn nhân lực thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Phát triển nguồn nhân lực thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

HOÀNG THỊ NGÂN
NCS Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

(LLCT) - Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển. Đặc biệt đối với Hà Nội, là Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế của cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp của của các yếu tố thể lực, trí lực và tâm lực, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, khả năng thích ứng với công việc và môi trường làm việc, lối sống, đạo đức, tình cảm, tâm lý của nguồn nhân lực. Sức mạnh nguồn nhân lực có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở làm rõ thực trạng, bài viết đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực Hà Nội hiện nay.
 

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

PGS, TS ĐINH THẾ CƯỜNG
Nguyên Tư lệnh, Bộ Tư lệnh 86

(LLCT) - Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng internet, mạng xã hội thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Internet và mạng xã hội giúp chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau, song đây cũng chính là công cụ được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước triệt để lợi dụng nhằm ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng. Bài viết làm rõ những thách thức trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng từ xu hướng phát triển mạnh mẽ của internet, mạng xã hội hiện nay, từ đó làm rõ những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài KX.04.33/21-25.

Phát triển lực lượng truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp  tại Việt Nam hiện nay

Phát triển lực lượng truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp tại Việt Nam hiện nay

TS LÊ THU HÀ
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Bài viết nghiên cứu thực trạng, những vấn đề đặt ra của công tác phát triển đội ngũ truyền thông chính sách chuyên trách tại Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp tăng cường đầu tư cho lực lượng làm công tác truyền thông chính sách chuyên nghiệp, chuyên trách; Tham khảo kinh nghiệm quốc tế xây dựng mô hình tổ chức đơn vị chuyên trách về truyền thông chính sách.
 

Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định đầu tư cấp xã: Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định đầu tư cấp xã: Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

TS NGUYỄN THỊ CÚC
ThS ĐOÀN BÍCH HỒNG

(LLCT) - Sự tham gia của người dân là một trong các thành tố của quản trị địa phương. Dựa trên khung lý thuyết về sự tham gia và mô hình ra quyết định, bài viết nghiên cứu kinh nghiệm ở tỉnh Nam Định trong việc tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định đầu tư cấp xã. Chính quyền các xã của tỉnh Nam Định đã lôi cuốn sự tham gia của người dân từ giai đoạn đầu của quá trình ra quyết định, song vẫn còn khoảng cách giữa nỗ lực của chính quyền và thực tiễn tham gia của người dân.
 

Thực trạng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu  tại vùng duyên hải miền Trung và giải pháp hoàn thiện

Thực trạng chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng duyên hải miền Trung và giải pháp hoàn thiện

ThS NGUYỄN THANH THẢO
Cục Địa chất Việt Nam

(LLCT) - Biến đổi khí hậu gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, sản xuất và đời sống của con người và trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, duyên hải miền Trung Việt Nam là một trong những vùng bị ảnh hưởng lớn, thường xuyên chịu những tác động do bão lũ, khô hạn, xâm nhập mặn,... và dự báo xu hướng này sẽ ngày càng tăng. Các địa phương trong vùng đã ban hành khá nhiều chính sách ứng phó và bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết làm rõ cơ sở chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu cấp vùng, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng này.
 

Công tác phát hành và sử dụng các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại khu vực Bắc Trung Bộ

Công tác phát hành và sử dụng các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại khu vực Bắc Trung Bộ

ThS NGUYỄN THỊ THÚY THẢO
Tạp chí Lý luận chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan ngôn luận, diễn đàn khoa học của Học viện và các đơn vị trực thuộc. Các ấn phẩm tạp chí đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bài viết làm rõ thực trạng công tác phát hành và sử dụng các tạp chí Học viện tại khu vực Bắc Trung Bộ. Bài viết là kết quả của Nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát năm 2023 “Thực trạng phát hành và sử dụng các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại khu vực Bắc Trung Bộ”.
 

Chuyển đổi tôn giáo và hoạt động di cư của người Mông ở Việt Nam

Chuyển đổi tôn giáo và hoạt động di cư của người Mông ở Việt Nam

TS LÊ TÂM ĐẮC
Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Hơn 30 năm trở lại đây, một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc Mông ở nước ta chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin lành và các hiện tượng tôn giáo mới có nguồn gốc từ Kitô giáo. Bài viết phân tích việc chuyển đổi tôn giáo này có liên quan đến hoạt động di cư tự do của người Mông. Từ đó khái quát một số vấn đề đáng quan tâm trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và quyền tự do cư trú của người dân; xử lý nghiêm minh các hoạt động lợi dụng tôn giáo gây bất ổn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia; ngăn ngừa các thế lực thù địch lợi dụng để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai tự trị, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
 

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị của Tạp chí Lý luận chính trị

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị của Tạp chí Lý luận chính trị

TS NGUYỄN THỊ LAN
ThS TRẦN THU HƯƠNG

Tạp chí Lý luận chính trị

(LLCT) - Tạp chí Lý luận chính trị thời gian qua đã phản ánh khá sinh động, kịp thời các kết quả công tác lý luận của Đảng, phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện. Tuy vậy, yêu cầu ngày càng cao từ công tác lý luận đòi hỏi Tạp chí cần tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023 “Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị của Tạp chí Lý luận chính trị”, do Tạp chí Lý luận chính trị là cơ quan chủ trì.
 

Trang 1 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền