Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Báo chí tham gia quản lý và giải tỏa xung đột xã hội (Kinh nghiệm từ phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam)

Báo chí tham gia quản lý và giải tỏa xung đột xã hội (Kinh nghiệm từ phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam)

(LLCT) - Dưới góc nhìn của lý thuyết xung đột xã hội, báo chí là một phương tiện quan trọng trong việc ngăn ngừa và giải tỏa các xung đột. Trong phòng, chống đại dịch Covid-19, báo chí Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc ngăn chặn và giải quyết các xung đột xã hội, góp phần tạo sự ổn định về chính trị, tư tưởng của đất nước. Từ thực tế đó, bài viết rút ra một số kinh nghiệm bước đầu trong ứng phó với các tình huống xung đột xã hội ở Việt Nam. 

Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào) giai đoạn 1997-2015

Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào) giai đoạn 1997-2015

(LLCT) - Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới với chiều dài trên 2.000km, trải suốt 10 tỉnh của hai nước. Nhân dân các tỉnh biên giới hai nước có quá trình lịch sử gắn bó lâu dài trên những chặng đường đấu tranh gian khổ, hy sinh, vượt qua nhiều thử thách và ngày càng gắn bó mật thiết với nhau. Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh là một trong những nhân tố quan trọng giúp tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh hai nước và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của mỗi nước. Bài viết tổng kết quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào) trong giai đoạn 1997-2015.

Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở Bình Định

Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở Bình Định

(LLCT) - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong Đảng và nhân dân”(1). Bài viết làm rõ những kết quả và hạn chế trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở tỉnh Bình Định từ năm 2015 đến 2020; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao.

Truyền thông về giá trị con cái trong bối cảnh mức sinh suy giảm ở Việt Nam

Truyền thông về giá trị con cái trong bối cảnh mức sinh suy giảm ở Việt Nam

(LLCT) - Nhận thức về giá trị của con cái hình thành nên động cơ sinh đẻ của cha mẹ(1). Do đó, truyền thông, lan tỏa các giá trị con cái mang lại cho cha mẹ là một trong những giải pháp quan trọng góp phần khuyến khích người dân sinh con trong bối cảnh mức sinh đang suy giảm mạnh ở nước ta, đặc biệt ở những khu vực có mức sinh dưới mức sinh thay thế. 

Mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xây dựng chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu vừa là cơ hội để xây dựng Thành phố thực sự là trung tâm phát triển của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện xây dựng chính quyền đô thị, bước đầu đạt được một số kết quả. Bài viết làm rõ kết quả, hạn chế và những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong xây dựng chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, là đầu tàu kinh tế của cả nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhu cầu đọc sách và giải pháp cung cấp sách cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

Nhu cầu đọc sách và giải pháp cung cấp sách cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

(LLCT) - Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, việc xây dựng tủ sách in truyền thống và công nghệ cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) là việc làm cấp thiết. Bài viết khái quát về đội ngũ công nhân KCN, KCX và nêu ra thực trạng nhu cầu tiếp cận sách; từ đó đề xuất giải pháp tổ chức trang thiết bị sách cho đội ngũ này.

Dân cư Bình Dương: Quy hoạch và phát triển

Dân cư Bình Dương: Quy hoạch và phát triển

(LLCT) - Dân cư tỉnh Bình Dương rất đa dạng, thường xuyên tiếp nhận các cư dân mới, cơ cấu thành phần dân cư chuyển biến sâu sắc theo hướng đa tộc người, đa vùng miền, đa quốc gia và đa văn hóa. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương là công sức đóng góp của tất cả các tầng lớp dân cư, trong đó dân nhập cư có một vai trò quan trọng. Trong những năm tới tỉnh Bình Dương cần xây dựng và thực hiện quy hoạch và các cơ chế quản lý, phát triển dân cư bền vững với những định hướng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép quản lý dân cư trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, gắn chính sách phát triển và quản lý dân cư với chính sách dân số bền vững.

Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao trong hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao trong hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là bộ phận quan trọng, nòng cốt để dẫn dắt các bộ phận khác cùng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao ở mỗi đơn vị quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hiện đại hóa Quân đội, củng cố quốc phòng, hội nhập quốc tế.

Sự gắn kết dân tộc và tôn giáo của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ

Sự gắn kết dân tộc và tôn giáo của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ

(LLCT) - Phật giáo Nam Tông (PGNT) Khmer đã có mặt ở Nam Bộ từ rất sớm và gắn bó với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ. Với nhiều dấu ấn văn hóa tạo lập trên các phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống, ngôn ngữ... PGNT Khmer luôn giữ một vị thế quan trọng trong tâm thức của người Khmer. Bài viết tập trung khái quát về sự gắn kết văn hóa tộc người và tôn giáo của PGNT Khmer ở Nam Bộ tạo nên bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Khmer, từ đó gợi mở một số vấn đề cần quan tâm trong hoàn thiện chính sách đối với tôn giáo này.

Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội hiện nay

Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội hiện nay

(LLCT) - Văn hóa công sở có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho cán bộ, chiến sĩ là nội dung thiết thực, bảo đảm cho mỗi quân nhân luôn nhận thức đúng và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; là sự chuẩn bị vững chắc về nguồn lực con người để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới.

Công tác thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế

Công tác thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế

(LLCT) - Thông tin đối ngoại là một trong những công cụ quan trọng, phổ biến trong quan hệ quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đối ngoại của các quốc gia. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác thông tin đối ngoại. Bài viết làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế; kết quả đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

Đặc điểm tâm lý tộc người thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc

Đặc điểm tâm lý tộc người thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc

(LLCT) - Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của nước ta, là nơi có hơn 20 tộc người thiểu số cư trú, với sự đa dạng về nguồn gốc lịch sử và đặc điểm xã hội, văn hóa. Để phát triển vùng Tây Bắc, việc phát triển nguồn nhân lực các tộc người thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Bài viết trình bày khái quát về địa bàn và các tộc người, phân tích đặc điểm tâm lý, tính cách các tộc người thiểu số, định kiến tộc người gắn với các đặc điểm cần có của nguồn nhân lực chất lượng. Đây là đặc điểm quan trọng, cần quan tâm khi phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các tộc người thiểu số ở các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và các vùng tộc người thiểu số ở Việt Nam nói chung.

Luật Đất đai năm 2013: Thực tiễn thi hành và những bất cập cần sửa đổi, bổ sung

Luật Đất đai năm 2013: Thực tiễn thi hành và những bất cập cần sửa đổi, bổ sung

(LLCT) - Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các vấn đề liên quan đến đất đai. Thi hành Luật Đất đai năm 2013 đã giúp Đảng và Nhà nước ta thực hiện được các chủ trương, chính sách về đất đai đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, chính trong thực tiễn triển khai này, Luật Đất đai năm 2013 cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý - sử dụng đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân... Bởi vậy, cần sửa đổi, bổ sung luật để phù hợp với thực tiễn.

Chuyển dịch cơ cấu lao động dưới tác động của quá trình di cư lao động

Chuyển dịch cơ cấu lao động dưới tác động của quá trình di cư lao động

(LLCT) - Di cư là một hiện tượng khách quan và phổ biến diễn ra trong suốt quá trình lịch sử nhân loại. Ngày nay, di cư có vai trò tích cực trong tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng vào giảm nghèo và cải thiện mức sống của hộ gia đình. Di cư lao động góp phần làm thay đổi vốn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và làm chuyển dịch cơ cấu lao động. Trên cơ sở phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000-2019, bài viết đề xuất một số giải nhằm góp phần tạo sự dịch chuyển tích cực trong cơ cấu lao động nông thôn hiện nay.

Các nhân tố tác động và sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam (1991-2016)

Các nhân tố tác động và sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam (1991-2016)

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân - bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhờ đó, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội (tỷ trọng đóng góp GDP khoảng 39-40%, thu hút 85% lực lượng lao động của nền kinh tế). Bài viết làm rõ các nhân tố tác động và sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam, giai đoạn 1991-2016. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp cơ sở: “Các nhân tố tác động đến quá trình phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ 1991 đến 2016”.

Trang 10 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền