Diễn đàn

Tiêu chí và một số đề xuất để thực hiện chính sách trọng dụng nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
(LLCT) - Nhân lực chất lượng cao là vấn đề quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Tiêu chí nhân lực chất lượng cao được tiếp cận ở các góc độ khác nhau, trong đó có 4 tiêu chí cơ bản. Để trọng dụng nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ từ xây dựng, đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; xây dựng môi trường văn hóa tổ chức và đánh giá, sử dụng, đãi ngộ.

Sự tham gia của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc tại Việt Nam trong xây dựng pháp luật
(LLCT) - Sự tham gia trong xây dựng pháp luật là cách thức mà các tổ chức thành viên Liên hợp quốc lồng ghép đưa các nội dung và chuẩn mực quốc tế vào trong hệ thống pháp luật quốc gia. Qua đó, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Bài viết phân tích sự tham gia trong xây dựng pháp luật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc tại Việt Nam, qua đó cho thấy những mặt tích cực của hoạt động này trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Chính sách đất đai của Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới
(LLCT) - Bài viết trình bày đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phân bổ và tổ chức sử dụng đất đai trong thời kỳ đổi mới, đề xuất một số kiến nghị chính sách nhằm sử dụng tốt nhất nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội theo kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

Cơ chế pháp lý về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam
(LLCT) - Các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, tuy nhiên, sự tham gia của các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường vẫn còn thụ động hoặc không hiệu quả. Bài viết làm rõ một số vấn đề lý luận chung về cơ chế pháp lý về sự tham gia của các tổ chức xã hội trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam; chỉ ra thực trạng và một số gợi mở mang tính khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý này.

Bàn về việc phát huy nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
(LLCT) - Tại Đại hội XIII, Đảng ta lần đầu tiên chính thức khẳng định việc phát huy các nguồn lực tôn giáo. Bàn về việc phát huy “nguồn lực tôn giáo” là đề cập đến công năng xã hội của tôn giáo, đóng góp cho sự phát triển của xã hội và của nhân loại. Tôn giáo tham gia vào công tác xã hội được các chính phủ khuyến khích, nhưng tham gia đến đâu lại là vấn đề của mỗi quốc gia. Nguồn lực của tôn giáo được khai thác, phát huy thế nào phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh, điều kiện khách quan của xã hội và ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền. Bài viết bàn về việc phát huy các nguồn lực tôn giáo và những vấn đề đặt ra khi khai thác, phát huy nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Phát huy vai trò các chủ thể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
(LLCT) - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Bài viết phân tích vị trí, vai trò của các chủ thể trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của các chủ thể trong hoạt động này.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
(LLCT) - Những năm qua, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản thu hồi được còn thấp hơn nhiều so với tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát cần thu hồi. Bài viết làm rõ những hạn chế, bất cập trong việc phát hiện, xác định và thu hồi tài sản tham nhũng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Một số biểu hiện mới của chủ nghĩa dân tộc hiện nay và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
(LLCT) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, chủ nghĩa dân tộc đang có xu hướng trỗi dậy, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các quốc gia - dân tộc. Việt Nam cũng chịu tác động của vấn đề này theo cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Vì vậy, nhận diện rõ những biểu hiện mới của chủ nghĩa dân tộc cùng những tác động, ảnh hưởng của nó để Việt Nam có thể chủ động trong hoạch định đường lối, chiến lược phát triển đất nước trong bối cảnh mới là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Tầm nhìn lãnh đạo đến năm 2045 và nhu cầu hiện đại hóa nền quản trị quốc gia
(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng đề ra mục tiêu: đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao(1). Trên cơ sở phân tích những thách thức trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045; những bất cập của mô hình quản lý khu vực công, bài viết chỉ ra một số yêu cầu cần đổi mới trong hệ thống quản trị quốc gia hiện đại, góp phần định hướng lý luận cho các hoạt động quản trị trong thực tiễn nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước.

Thực hiện vai trò chủ sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước: thực tiễn của OECD và gợi mở cho Việt Nam
(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, mà biểu hiện tập trung của nó là ở hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trên thế giới, trong bối cảnh còn nhiều vấn đề đặt ra đối với hiệu quả của khu vực doanh nghiệp này, gần đây các nước, đặc biệt các nước OECD, đã tiến hành nhiều cải cách về quản trị đối với DNNN, trong đó một nội dung trọng tâm là về vai trò chủ sở hữu của nhà nước trong DNNN. Bài viết tổng hợp thực tiễn thực hiện vai trò chủ sở hữu này của nhà nước ở các nước OECD, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc thực hiện vai trò chủ sở hữu của nhà nước trong DNNN.

Những sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc
(LLCT) - Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của quá trình đổi mới nhận thức và sáng tạo trong thực tiễn của Đảng ta về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Bài viết làm rõ những sáng tạo của Đảng, từ đó phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người
(LLCT) - Trong thời gian qua, hoạt động đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền của Việt Nam đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, thúc đẩy quan hệ với các đối tác, bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết làm rõ quan niệm, đối tượng, đặc điểm đối thoại, đấu tranh về nhân quyền; nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực này. Từ đó, đề xuất cách thức tiến hành đối thoại, đấu tranh với các tổ chức quốc tế, các tổ chức và cá nhân thù địch trong và ngoài nước.

Các yếu tố liên quan đến hiệu ứng từ thông tin sai lệch về “điểm nóng” trên mạng xã hội
(LLCT) - Trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc thì mạng xã hội là công cụ được chúng tận dụng triệt để với thủ đoạn đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc nhằm tác động vào tâm lý đám đông, lôi kéo sự quan tâm tới các “điểm nóng” chính trị - xã hội. Bài viết nhận diện các yếu tố tác động đến ảnh hưởng của thông tin sai lệch, xuyên tạc trên mạng xã hội đến tâm lý đám đông người dân tại các “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, từ đó, có biện pháp phòng ngừa, xử lý, loại bỏ các tác động tiêu cực một cách hữu hiệu.

Phê phán các luận điệu xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam của Tổ chức Phóng viên không biên giới
(LLCT) - Thời gian qua, một số cá nhân và tổ chức phản động đã cố tình quy chụp, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” cùng với vấn đề “nhân quyền”, “dân tộc”, “tự do tôn giáo” là chiêu bài thâm độc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Báo cáo về tự do báo chí năm 2020 của Tổ chức Phóng viên không biên giới lại tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp. Vậy, thực chất của những luận điệu xuyên tạc, bóp méo tình hình tự do báo chí ở Việt Nam là gì?, bài viết góp phần làm rõ những vấn đề trên, đồng thời khẳng định, ở Việt Nam, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn.

Đi lên chủ nghĩa xã hội sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta
(LLCT) - Đi lên CNXH là sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta và nhân dân ta; trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối của Đảng, là quy luật của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, cách mạng Việt Nam đã giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới đất nước. Bằng thực tiễn những năm tháng Hồ Chí Minh bôn ba tìm đường cứu nước, đến với CNXH khoa học và tìm ra con đường phát triển cho dân tộc Việt Nam; từ thực tiễn lịch sử hơn 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, bài viết góp phần làm rõ tính đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống
- Những điểm mới trong vấn đề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Ý nghĩa bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” trong khơi dậy và thực hiện “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Đại hội Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025
Giới thiệu Tạp chí in
Tin Ảnh
- Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của hội viên Liên Chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức “Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá năm 2022”
- Toàn cảnh Hội Báo toàn quốc năm 2022 với chủ đề: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Tóm tắt bài Tạp chí in số mới nhất
- Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc
- Cạnh tranh cường quốc trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden
- 75 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
- Lý thuyết “Chiều văn hóa” Geert Hofstede và gợi mở cho phát triển văn hóa Việt Nam
- Một số lý luận về mô hình trong nghiên cứu mô hình quản lý phát triển xã hội