Trang chủ    Ảnh chính

Ảnh chính

Phê phán một số quan điểm sai trái, thù địch về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phê phán một số quan điểm sai trái, thù địch về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Trong bối cảnh hiện nay, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, xét lại với mưu toan xuyên tạc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa xã hội khoa học càng trở nên phức tạp và gay gắt hơn khi chủ nghĩa xã hội hiện thực chưa ra khỏi khủng hoảng, phong trào cách mạng thế giới lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Vì vậy, làm rõ những luận điệu sai trái về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong quan hệ với Liên Hợp quốc

Quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong quan hệ với Liên Hợp quốc

(LLCT) -  Ngay sau khi đất nước giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương đưa Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, phải hơn 30 năm sau, năm 1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp quốc. Từ đó tới nay, Việt Nam tham gia ngày càng chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại Liên Hợp quốc, có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết tập trung phân tích làm rõ quan điểm, chủ trương của Việt Nam; thành tựu và triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên Hợp quốc.

Hoạch định và thực thi chính sách biển Việt Nam trong tình hình mới

Hoạch định và thực thi chính sách biển Việt Nam trong tình hình mới

(LLCT) - Nghiên cứu, xây dựng và hoạch định chính sách biển là vấn đề căn bản đối với các quốc gia ven biển. Nhận thức và giải quyết hiệu quả các vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách biển có vai trò quyết định tới thắng lợi trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát triển các lĩnh vực kinh tế biển nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chính sách biển phải bám sát thực tiễn, chính xác, linh hoạt, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển.

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xây dựng văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xây dựng văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam

(LLCT) - Ở Việt Nam, tiếp cận vi mô về phát triển văn hóa xem xét học tập suốt đời và đổi mới giáo dục hệ các giá trị, chuẩn mực, kỹ năng văn hóa và tiếp cận vĩ mô về phát triển văn hóa với trọng tâm là phát triển hệ thống văn hóa, công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và xây dựng văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Xây dựng văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam theo hướng xây dựng xã hội học tập, đổi mới giáo dục ở cấp độ vi mô và phát triển hệ thống văn hóa, công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa trên cấp độ vĩ mô.

Văn hóa chính trị trong xây dựng năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền theo chỉ dẫn của V.I.Lênin

Văn hóa chính trị trong xây dựng năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền theo chỉ dẫn của V.I.Lênin

(LLCT) - Văn hóa chính trị có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị nói chung và hoạt động chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền nói riêng. Bài viết làm rõ những chỉ dẫn của lãnh tụ V.I.Lênin về vị trí, vai trò của văn hóa chính trị trong việc xây dựng năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Trang 26 trong tổng số 42 trang.

Thông tin tuyên truyền