Trang chủ    Quốc tế    Tổ chức, vai trò và hoạt động của Đảng Nhân dân cách mạng Lào ở cấp địa phương
Thứ ba, 30 Tháng 10 2018 08:37
1536 Lượt xem

Tổ chức, vai trò và hoạt động của Đảng Nhân dân cách mạng Lào ở cấp địa phương

(LLCT) - Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ĐNDCM Lào) là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là tổ chức chặt chẽ nhất, đại diện cho lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân Lào yêu nước và của cả quốc gia, dân tộc; ĐNDCM Lào lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phômvihản và truyền thống của Đảng làm cơ sở lý luận, tư tưởng khoa học và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.Đồng thời đã kế thừa những giá trị khoa học, tiến bộ của nhân loại trên thế giới, vận dụng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn và điều kiện cụ thể của đất nước Lào; phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, của Đảng, tinh thần đoàn kết thống nhất toàn dân gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sảnnhằm đề ra chủ trương, đường lối của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong mọi lĩnh vực; chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa đa nguyên chính trị...

1. Tổ chức của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở địa phương

Từ Đại hội VIII của ĐNDCM Lào đến nay, tổ chức đảng được tổ chức theo hệ thống hành chính. Nghĩa là hệ thống tổ chức của Đảng gồm 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thủ đô, các cơ quan tương đương; huyện, thị trấn, thành phố và cấp cơ sở. Trong đó, từ cấp tỉnh đến cơ sở là tổ chức đảng ở địa phương. Điều lệ Đảng NDCM Lào khóa X đã quy định: “hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo hệ thống hành chính: mọi tổ chức trong tỉnh, thủ đô hợp nhất thành Đảng bộ tỉnh, thủ đô; mọi tổ chức trong cơ quan hành chính hợp nhất thành Đảng bộ cơ quan hành chính; mọi tổ chức đảng, tổ chức đảng của đơn vị vũ trang, đơn vị chuyên môn, doanh nghiệp của Trung ương được lập ở địa phương thì trực thuộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đó”.

Chương IV Điều lệ Đảng NDCM Lào được Đại hội X thông qua đã quy định rõ về tổ chức đảng cấp tỉnh, thủ đô, huyện, thị trấn và thành phố, gồm những tổ chức sau đây:

a) Đảng bộ tỉnh, thủ đô

Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thủ đô là bộ tham mưu lãnh đạo của đảng ở địa phương, có vai trò lãnh đạo mọi hành động của đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội; Đại hội đảng bộ tỉnh, thủ đô được triệu tập 5 năm 1 lần; có thể tổ chức nhanh hơn hoặc chậm hơn không quá 1 năm, nhưng phải có sự đồng ý của cấp trên, đồng thời phải báo cho cấp dưới nắm được thông tin; nếu cần thiết có thể tổ chức Đại hội giữa nhiệm kỳ và gồm những nội dung sau:

- Đại hội đại biểu của đảng bộ tỉnh, thủ đô.

- Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thủ đô.

- Đảng ủy, ban thường trực, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thủ đô.

Ngoài ra, trong hệ thống tổ chức của Đảng NDCM Lào ở cấp tỉnh, thủ đô còn có các cơ quan tham mưu cho ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thủ đô, đó chính là:

1. Văn phòng đảng ủy tỉnh, thủ đô.

2. Ban tổ chức tỉnh, thủ đô.

3. Ban kiểm tra đảng cấp tỉnh, thủ đô.

4. Ban tuyên huấn tỉnh, thủ đô.

5. Trường chính trị và hành chính tỉnh, thủ đô.

6. Mặt trận xây dựng đất nước tỉnh, thủ đô.

7. Các tổ chức đoàn thể quần chúng như thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn và cựu chiến binh tỉnh, thủ đô.

b) Ban chấp hành đảng bộ huyện, thị trấn và thành phố

Ban chấp hành đảng bộ huyện, thị trấn và thành phố là cơ quan lãnh đạo của đảng ở địa phương, có vai trò lãnh đạo hoạt động của ban chấp hành đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội; Đại hội đại biểu huyện, thị trấn và thành phố triệu tập 5 năm 1 lần; có thể tiến hành Đại hội đại biểu nhanh hơn hoặc muộn hơn không quá 1 năm, song phải có sự đồng ý của cấp trên và phải thông báo cho cấp dưới biết; khi trường hợp cần thiết có thể triệu tập Đại hội giữa nhiệm kỳ.

Các cơ quanthực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban chấp hành đảng bộ huyện, thị trấn và thành phố là:

1. Văn phòng huyện ủy, thị trấn và thành phố.

2. Ban tổ chức huyện, thị trấn và thành phố.

3. Ban kiểm tra huyện, thị trấn và thành phố.

4. Ban tuyên huấn huyện, thị trấn và thành phố.

5. Mặt trận xây dựng đất nước huyện, thị trấn và thành phố.

6. Các tổ chức đoàn thể quần chúng, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, Cựu chiến binh huyện, thị trấn và thành phố.

c) Tổ chức cơ sở đảng

Tổ chức cơ sở đảng là đơn vị cơ sở của đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là nơi sinh hoạt đảng của đảng viên, là đơn vị giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp đảng viên mới, là đơn vị tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, Điều lệ đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thành hiện thực; tổ chức cơ sở đảng gồm có đảng ủy, chi bộ cơ sở và chi bộ cơ sở trực thuộc đảng ủy cở sở, được tổ chức theo các đơn vị cơ sở bản, cụm bản, đơn vị hành chính, đơn vị chuyên môn, trường học, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, kinh doanh trong và nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng. Nếu chưa đủ 3 đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp; tổ chức cơ sở đảng dưới 30 đảng viên chính thức, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc; tổ chức cơ sở đảng có từ 30 đảng viên chính thức trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy, song cấp ủy cấp trên đồng ý.

- Tổ chức cơ sở đảng ở bảnlàchi bộ bản có đảng viên chính thức từ 3 đồng chí trở lên,có vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở bản.

- Tổ chức cơ sở đảng ở cụm bản hoặc bản lớn.Đảng bộ cụm bản hoặc bản lớn “được tổ chức ở những cụm bản có từ 5 bản nhỏ hoặc nhiều hơn và có từ 3 chi bộ hoặc nhiều hơn và có đảng viên chính thức từ 30 đồng chí trở lên; là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị ở bản và cụm bản phát triển.

2. Vai trò và hoạt động của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ở địa phương

Trước năm 1975, hậu phương cách mạng của Lào chỉ có 2 tỉnh phía Bắc là: Phông Xa Ly và Hủa Phăn, còn diện tích đất đai phần lớn thuộc về sự cai trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Sau khi đất nước được giải phóng và tuyên bố nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975, Đảng NDCM Lào đã đề ra chính sách thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và vươn lên của toàn dân, đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của các nước anh em, đặc biệt là Việt Nam đã giúp Đảng NDCM Lào lớn mạnh cả số lượng và chất lượng, giành được nhiều thành tựu to lớn, đó là khắc phục hậu quả chiến tranh, giữ vững ổn định chính trị, làm cho đời sống của nhân dân ổn định... Để thuận lợi cho lãnh đạo ở các cấp, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã lần lượt ban hành các nghị quyết bổ nhiệm Ban Chấp hành đảng bộ các tỉnh trong cả nước, từ tỉnh Viêng Chăn tới Xay Nha Bu Ly, Luông Nậm Thà, Át Ta Pư, Phông Xa Lỳ...

Đến Hội nghị lần thứ 8 khóa IV (1990), Đảng NDCM Lào đề ra 6 nguyên tắc trong công cuộc đổi mới, trên cơ sở đó tổ chức đảng ở địa phương được phân thành 4 cấp là:

1. Cấp tỉnh: có Đảng ủy cấp tỉnh và Thủ đô.

2. Cấp huyện: có Đảng ủy cấp huyện và
thị trấn.

3. Cấp xã: có Đảng ủy cấp xã.

4. Cấp cơ sở: có chi ủy cơ sở (trong đó có cả chi bộ bản).

Từ năm 1991, có sựđổi mới về chính trị và hành chính. Nhất là thay đổi cách lãnh đạo và quản lý theo vùng, khu vực thành phân cấp quản lý; đổi mới cách quản lý bằng Nghị quyết, chỉ thị thành quản lý bằng pháp luật. Hiến pháp 1991 đã quy định: “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gồm có tỉnh, Thủ đô, huyện và bản”. Từ đâytỉnh và Thủ đô có Bí thư tỉnh, Thủ đô kiêm cả Chủ tịch tỉnh và Thủ đô; huyện có Bí thư huyện kiêm cả chủ tịch huyện; bản có Bí thư chi bộ kiêm cả trưởng bản; bỏ cấp xã.

Đến nay, tổ chức đảng ở cơ sở được xây dựng, chỉnh đốn và chia thành 3 cấp, đó là:

1. Cấp tỉnh, Thủ đô: có bí thư tỉnh, bí thư thủ đô kiêm chủ tịch tỉnh, thủ đô; trường hợp cần thiết có thể thành lập đặc khu.

2. Cấp huyện, thị trấn, thành phố: có bí thư huyện, thị trấn, thành phố kiêm chủ tịch huyện, thị trấn và thành phố.

3. Cấp bản: có bí thư chi bộ kiêm trưởng bản. (Nếu cụm bản hoặc bản lớn số ban chi ủy phải trên 5-7 đồng chí và ban chi ủy bản nhỏ phải có từ 3-5 đồng chí do huyện ủy hoặc cán bộ chủ chốt cấp huyện làm bí thư và có 1 phó bí thư. Còn lại  là ủy ban, số ủy ban gồm có cán bộ của huyện và một số bí thư).

Từ 1992 đến 2005, Lào có 16 tỉnh, 1 Thủ đô, 1 đặc khu.Năm 2005 đã bãi bỏ đặc khu Xay Sổm Bun. Trên cơ sởNghị quyết số 012/QH, ngày 13-12-2013 về việc công nhận kết quả thành lập tỉnh Xay Sổm Bun, CHDCND Lào có 17 tỉnh, 1 Thủ đô, 148 huyện, 879 cụm bản hoặc bản lớn và 8.468 bản.

Số đảng viên sinh hoạt trong tổ chức đảng ở địa phương bao gồm tỉnh, Thủ đô, huyện và cơ sở bản hiện nay là 247.097 đồng chí, nữ 49.938 đồng chí.

Công tác phát triển đã làm tăng số lượng tổ chức và đảng viên, song quá trình xây dựng, chỉnh đốn tổ chức, vai trò và hoạt động của Đảng NDCM Lào ở địa phương còn có một số hạn chế như:

a. Việc xây dựng và chỉnh đốn tổ chức đảng ở địa phương chưa đáp ứng được nhiệm vụ chính trị Trung ương giao phó, còn một số tổ chức chưa thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của mình.

b. Việc lãnh đạo của tổ chức đảng, Đảng ủy, bí thư - phó bí thư mỗi cấp đều trên cơ sở đường lối, song còn có một số đồng chí chưa tự sáng tạo và đổi mới phong cách lãnh đạo để phù hợp với thực tiễn; việc thực hiện Điều lệ đảng chưa nghiêm túc.

c. Việc hoạt động quản lý và giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên vẫn chưa thường xuyên thực hiện; việc sinh hoạt đảng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình vẫn chưa nghiêm túc, thường xuyên...

d. Việc liên hệ trong các tổ chức, công việc giữa cấp trên với cấp dưới, Trung ương với địa phương và cùng cấp về việc kế hoạch xây dựng chỉnh đốn tổ chức, quản lý đảng viên chưa thường xuyên thực hiện; một đảng bộ, chi bộ chưa sáng tạo trong công tác lãnh đạo; việc đề nghị, báo cáo lên cấp trên còn chậm...

Vì vậy, để nâng cao chất lượng tổ chức, vai trò và hoạt động của tổ chức đảng ở địa phương của Lào, thì Đảng cần phải:

a. Nâng cao trách nhiệm của đảng ủy các cấp về công tác tổ chức - cán bộ.

b. Xây dựng và đổi mới phong cách lãnh đạo của đảng bộ địa phương có chất lượng.

c. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ cơ sở.

d. Xây dựng phong trào thi đua toàn diện trong các đảng bộ, chi bộ địa phương.

e. Coi trọng công tác xây dựng chỉnh đốn tổ chức đảng, mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong sạch và vững mạnh.

_____________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 7-2018

 

TS Kouyang Sisomblong

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền