Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng văn hóa trong kinh tế hiện nay

(LLCT) - Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, rằng “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi văn hóa là sức mạnh nội sinh của dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế. Vì thế, đầu tư cho văn hóa, gia tăng “hàm lượng văn hóa” trong hoạt động kinh tế cũng như mọi lĩnh vực của cuộc sống là một trong các cách thức để Việt Nam đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Đảng đã đề ra.

Nguyên tắc và yêu cầu của thiết kế hệ thống chính trị

(LLCT) - Để hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả, việc thiết kế hệ thống chính trị có sự khác nhau ở các quốc gia và bị chi phối bởi các điều kiện cụ thể, nhưng vẫn phải tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu nhất định. Đối với các hệ thống chính trị dân chủ, các nguyên tắc cần phải tuân thủ như: quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, nguyên tắc tập trung và phân quyền. Trong đó, những yêu cầu cơ bản, cụ thể cần được đảm bảo gồm có: quyền lực ủy nhiệm có giới hạn - chính quyền hạn chế, cấp độ quyền lực tương quan với cấp độ ủy quyền, quyền lực ủy nhiệm phải được kiểm soát và tôn trọng tính pháp lý, tính chuyên môn hóa trong hoạt động.

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam và những vấn đề đặt ra

(LLCT) - Hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam là một chỉnh thể bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động nhằm duy trì và bảo vệ quyền lực, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Với 3 đặc trưng cơ bản là nhất nguyên, dân chủ và thống nhất, hệ thống chính trị Việt Nam đã thể hiện tính ưu việt trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Bên cạnh những ưu điểm, mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập: bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; quan hệ giữa các chủ thể chưa được xác định rõ ràng, chồng chéo, chưa phát huy hết tiềm năng, tính năng động của các chủ thể... Do vậy, đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị đang là đòi hỏi của công cuộc đổi mới hiện nay.

Những biểu hiện mới của chủ nghĩa dân túy hiện nay

(LLCT) - Trong thời gian gần đây, chủ nghĩa dân túy có những biểu hiện mới, trở thành một khuynh hướng trong đời sống chính trị, có mặt ở nhiều quốc gia, dân tộc. Mặc dù không có hệ tư tưởng riêng, đôi khi chỉ là một khẩu hiệu, một bài diễn thuyết có tính mỵ dân với những lời hứa hẹn, nhưng nó đã đánh trúng vào nhu và tâm lý của một bộ phận dân chúng không nhỏ. Trong thực tế chính trị, nó đã tạo ra những xung lực to lớn, những hậu quả khó lường đối với các quốc gia, dân tộc. Do vậy, cần nhận diện đúng để có biện pháp phòng ngừa những tác động tiêu cực của chủ nghĩa dân túy.

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT) - Hiện nay, dưới tác động cuộc CMCN 4.0, công tác quản lý truyền thông ở nước ta đang gặp nhiều thách thức, phải đối mặt với các vấn đề quản lý thông tin trên một không gian “mở” nhưng “ảo”, những vấn đề về an ninh truyền thông, hacker, tin tặc, các loại tội phạm thông tin đặc biệt nguy hiểm... Do vậy, công tác quản lý truyền thông của Việt Nam cần đổi mới quan điểm, tư duy và cách thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại; cần học hỏi kinh nghiệm các nước về quản lý truyền thông; xác định rõ thực trạng phát triển truyền thông và quản lý truyền thông, từ đó đề ra giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm phát triển ngành truyền thông và nâng cao hiệu quả quản lý truyền thông.

Trang 26 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền