Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Giá trị của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay

(LLCT)- Tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đăng báo Nhân Dân ngày 3-2-1969) là một tổng kết về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Tác phẩm này có giá trị làm nền tảng tư tưởng và định hướng cho công tác xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay. Theo đó, muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên trong những giai đoạn gay go quyết liệt, phải coi công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là về mặt đạo đức là một nhiệm vụ then chốt; kết hợp xây với chống trong nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thực trạng phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

(LLCT) - Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (DNNNCNC) là xu hướng phát triển mới của nền nông nghiệp thế giới do những ưu việt của nó so với phương thức sản xuất truyền thống. Là một tỉnh trung tâm thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An có những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Bài viết phân tích thực trạng DNNNCNC tại tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của DNNNCNC trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư công trong phát triển hạ tầng Y tế tại vùng Tây Bắc

(LLCT) - Đầu tư phát triển hạ tầng y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa khu vực và các trung tâm y tế tuyến huyện luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Qua phân tích thực trạng việc đầu tư công trong phát triển hạ tầng y tế tại vùng Tây Bắc, bài viết chỉ ra những khó khăn, hạn chế, như: nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN), hợp tác công tư PPP chưa đóng vai trò rõ rệt, ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, hạ tầng y tế nói riêng chưa cao. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển hạ tầng y tế, nâng cao tỷ lệ kiên cố hóa trạm y tế, chất lượng khám, chữa bệnh, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân vùng Tây Bắc.

Mối quan hệ giữa “đức trị” và “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

(LLCT)- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc và những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng trên thế giới. Đồng thời, Người đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới vào điều kiện nước ta. Một trong những điểm đặc sắc nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền là ở chỗ Người đã  kết hợp nhuần nhuyễn và thành công mối quan hệ giữa “đức trị” và “pháp trị”.

Nhận diện đối tượng của quản lý phát triển xã hội trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế

(LLCT) - Biến đổi xã hội ở Việt Nam là một quá trình “biến đổi kép”, không chỉ là chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang nền văn minh công nghiệp và hiện đại mà đồng thời còn là sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự điều tiết của Nhà nước rồi đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Biến đổi cấu trúc xã hội; biến đổi phân tầng xã hội; biến đổi thiết chế xã hội/thể chế xã hội; biến đổi quan hệ xã hội; biến đổi hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội; biến đổi nhu cầu lợi ích; biến đổi tâm lý xã hội, mô hình hành vi và lối sống; biến đổi cấu trúc lao động; biến đổi hệ thống phúc lợi xã hội và mạng lưới an sinh xã hội... là những biến đổi xã hội điển hình sâu sắc nhất ở Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Nhận diện rõ các chiều cạnh của biến đổi xã hội là cơ sở để quản lý phát triển xã hội hiệu quả và bền vững.

Trang 23 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền