Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Sự kết hợp các mặt đối lập trong tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Kết hợp các mặt đối lập là điều kiện tất yếu của quá trình tư duy biện chứng nhằm phản ánh các mặt đối lập trong hiện thực và kết hợp các mặt đối lập ấy trong tư duy để hình thành một khái niệm mới, đánh dấu sự xuất hiện một quá trình mới. Ở đây vấn đề kết hợp các mặt đối lập được đề lên thành một nguyên tắc lý luận về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, đồng thời khi vận dụng vào thực tế, lại giúp ta nhận rõ một sự kết hợp như vậy trong chiến lược cũng như sách lược, trong chính trị cũng như trong kinh tế.Hồ Chí Minh chính là nhà chính trị đã học được cách làm thế nào và khi nào có thể và cần phải kết hợp các mặt đối lập.

Bối cảnh lịch sử và hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh

Bối cảnh lịch sử và hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh

(LLCT)- Cách đây hơn một thế kỷ, ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc bước lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin sang phương Tây, mang trong mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước khỏi ách thống trị thực dân phong kiến. Có thể nói, đây là sự kiện lịch sử quan trọng, là bước mở đầu để Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc trở thành lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam sau này. Sự kiện này có ý nghĩa và tầm vóc lớn lao đối với tiến trình giải phóng dân tộc Việt Nam.

Kiên định nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT)- Tại Đại hội XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một luận điểm quan trọng được khái quát từ thực tiễn phong phú, sinh động của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cuộc cách mạng XHCN ở nước ta; chỉ ra nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo được lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối. 

Giáo dục bồi dưỡng thanh niên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo dục bồi dưỡng thanh niên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện nay, trước những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường và những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục, bồi dưỡng thanh niên có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.

Quan điểm của V.I.Lênin về nghệ thuật hoạt động chính trị

(LLCT) - Chính trị là mối quan hệ giữa các lực lượng, giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu chủ yếu có lợi cho các lực lượng, giai cấp cầm quyền. Những người thực hiện các công việc trong quá trình chính trị đó chủ yếu là những nhà hoạt động chính trị - hay những “nhà chính trị” như cách nói của V.I.Lênin. Hoạt động chính trị thường xuyên gặp phải những vấn đề và những tình huống vô cùng phức tạp, đòi hỏi họ cần phải có nghệ thuật.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo

(LLCT) - Phong cách làm việc là sự thể hiện bản chất và tính cách của con người. Tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh là những bài học vô giá cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta học tập và làm theo. Dưới đây chúng tôi xin nêu những bài học rút ra từ tư tưởng và tấm gương của Người về phong cách làm việc cần thiết của người cán bộ lãnh đạo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người, có giá trị bền vững đối với mỗi bước phát triển của cách mạng Việt Nam, đặc biệt đối với thực hiện và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh các thế lực thù địch ra sức tiến công phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc như hiện nay thì tìm hiểu tư tưởng của Người về dân tộc cũng như giá trị của nó có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và về thực tiễn.

Một số ý kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen về văn học nghệ thuật

(LLCT) - Văn học nghệ thuật là lĩnh vực tinh tế, nhưng rất nhạy cảm vì nó gắn chặt với mọi phương diện của đời sống hiện thực của xã hội. Do đó, khi nghiên cứu lý luận cách mạng để cải tạo thế giới, cải biến đời sống xã hội của con người, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng rất quan tâm đến lĩnh vực văn học nghệ thuật. 

Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển khoa học, kỹ thuật với việc vận dụng vào phát triển khoa học, công nghệ hiện nay

Quan điểm Hồ Chí Minh về phát triển khoa học, kỹ thuật với việc vận dụng vào phát triển khoa học, công nghệ hiện nay

(LLCT) - Những quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển khoa học, kỹ thuật đến nay vẫn giữ nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển khoa học, kỹ thuật trong bối cảnh, tình hình hiện nay, Hội nghị Trung ương 6 khóa XI của Đảng đã đề ra Nghị quyết về phát triển khoa học, công nghệ của đất nước một cách toàn diện và sâu sắc. Những định hướng chỉ đạo và chính sách đúng đắn của Đảng, chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi đến thắng lợi.

Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

(LLCT) - Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm về các vấn đề quốc tế; về chiến lược, sách lược ngoại giao của Việt Nam trong quan hệ với thế giới, được thể hiện qua các nội dung cơ bản: quan niệm về quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế; về mục tiêu đối ngoại; về tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế; về phương châm đối ngoại, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao... Trong đó, nhiều nội dung có giá trị chỉ dẫn cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.

Hồ Chí Minh: Giải phóng dân tộc, phát triển đất nước

(LLCT) - Ngay khi bắt đầu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bàn tới nhiệm vụ “phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại” và trước lúc đi xa, Người lại nhắc nhở Đảng, Chính phủ phải quan tâm phát triển kinh tế và văn hóa để không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Quan niệm của Mác – Ăng ghen về vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế

(LLCT)- Đảng ta nhận thấy rõ vai trò to lớn của chính trị trong phát triển kinh tế, đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Mác – Ăngghen vào thực tế của Việt Nam, luôn đặt mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ trọng tâm trong quá trình phát triển đất nước. Giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế để giữ vững ổn định chính trị đã trở thành nguyên tắc trong quá trình Đảng lãnh đạo tiến trình cách mạng nước ta.

 
Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế

Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế

(LLCT)-Xét cho cùng, tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người. Con người Việt Nam là sự kết tinh nền văn hóa Việt Nam, vì vậy quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.

Đổi mới công tác lý luận của Đảng

(LLCT)-Ngày 10-1-2013, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội thảo lý luận lần thứ nhất giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào với chủ đề: "Một số vấn đề lý luận - thực tiễn chủ yếu trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở Việt Nam và Lào". Tại hội thảo, GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã trình bày tham luận nhan đề: "Đổi mới công tác lý luận của Đảng".

Vấn đề văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước

Vấn đề văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước

(LLCT) - Thời đại khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã đem đến những biến đổi cực kỳ lớn lao cho cuộc sống của con người, trở thành động lực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đã đặt ra nhiều yêu cầu phát triển bền vững với vai trò, vị trí đặc biệt của văn hoá. Vì lẽ đó, trở lại với quan điểm văn hoá trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển đất nước là một vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa mang ý nghĩa thời sự quan trọng.

 

Trang 51 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền