Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Quan điểm Hồ Chí Minh về nhiệm vụ chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

(LLCT) - Hồ Chí Minh quan niệm: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội". Đây là một định nghĩa đơn giản, dễ hiểu, mọi người đều chấp nhận. Trong xu thế hội nhập sâu rộng và toàn diện hiện nay, chúng ta cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng CNXH và động viên toàn thể nhân dân hăng say xây dựng một đất nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

(LLCT) - Thực hiện giám sát và phản biện xã hội nói chung và công tác tôn giáo nói riêng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan của đời sống chính trị, xã hội để Mặt trận làm tốt vai trò “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”. Trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực tiễn giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bài viết nêu lên các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội về công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, góp phần thực hiện tốt công tác tôn giáo của hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

Xây dựng nhà nước pháp quyền - từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến công cuộc đổi mới hiện nay

(LLCT) - Từ năm 1919, khi gửi bản yêu sách tới Hội nghị Versailles (Vécxay), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã mong muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tư tưởng đó được Người nêu rõ trong tác phẩm Đường Cách mệnh (1927): Cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, nghĩa là lợi ích, quyền lực thuộc về nhân dân.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - tính khoa học, hiện thực của chủ nghĩa xã hội trong tư duy của C.Mác và Ph.Ăngghen

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - tính khoa học, hiện thực của chủ nghĩa xã hội trong tư duy của C.Mác và Ph.Ăngghen

(LLCT) - Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ănghen phát hiện quy luật của CNTB và chỉ rõ tính tất yếu của cách mạng vô sản để xóa bỏ xã hội tư bản, xây dựng xã hội mới là CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Để làm được điều đó, theo các ông, phải tổ chức ra chính đảng của giai cấp vô sản, bao gồm những người ưu tú, tiên tiến nhất của giai cấp; xây dựng Cương lĩnh chính trị để truyền bá vào phong trào công nhân; giai cấp vô sản phải được tập hợp và tổ chức lại, được giác ngộ tư tưởng, ý thức chính trị... Tính tất yếu của cách mạng vô sản và con đường XHCN cùng nhiều vấn đề mà các ông đề cập, như: vấn đề dân tộc, đấu tranh dân tộc, tôn giáo, triết học, pháp quyền, cách mạng công nghiệp, thị trường thế giới...có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho đến ngày nay.

 
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và giá trị định hướng con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và giá trị định hướng con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - 170 năm đã qua kể từ khi tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời, song nhiều luận điểm được nêu trong Tuyên ngôn đến nay vẫn còn nguyên giá trị mà mỗi nước trên con đường xây dựng CNXH đều có thể vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của nước mình. Đối với nước ta, con đường quá độ lên CNXH mà Việt Nam lựa chọn có sự định hướng, soi rọi của Tuyên ngôn, rộng hơn là của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sức sống của Tuyên ngôn tiếp tục truyền cảm hứng đòi hỏi chúng ta cần bổ sung, phát triển lý luận về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

Trang 33 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền