Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Đối sách của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

(LLCT) - Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. 

Tăng cường sử dụng các phương thức đấu tranh pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo

(LLCT) - Trong lịch sử thế giới, các tranh chấp quốc tế (International Disputes) diễn ra thường xuyên. Tranh chấp quốc tế xảy ra bởi những mối quan hệ cũng như các lợi ích phức tạp và đan xen trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế, trong đó tranh chấp quốc tế, tranh chấp lãnh thổ là một trong những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chiến tranh nhiều nhất.

Đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên theo Hướng dẫn số 27 của Ban Tổ chức Trung ương

(LLCT) - Đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên là một phương thức quan trọng trong công tác xây dựng đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; kết quả đánh giá, phân loại là cơ sở để các cấp ủy đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế; là căn cứ để thực hiện tốt các nội dung về công tác cán bộ, đảng viên.

Thể chế kinh tế với ổn định và phát triển chế độ chính trị

(LLCT) - Thể chế kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị của mỗi nước. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, chuyển từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã đưa Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, tiềm lực về kinh tế đã lớn lên vượt bậc, đời sống của nhân dân được nâng cao, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế đã lớn mạnh không ngừng.

Tha hóa quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Tha hóa quyền lực nhà nước là xu hướng khó tránh khỏi, nếu thiếu thiết chế, cơ chế kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả. Ở nước ta, tình trạng tha hóa quyền lực đã và đang dẫn đến tham nhũng, lãng phí với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Vì vậy, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương là nhiệm vụ cấp thiết. Để làm được điều đó, phải có quyết tâm chính trị cao, mặt khác phải tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.

Trang 39 trong tổng số 69 trang.

Thông tin tuyên truyền