Trang chủ    Bài nổi bật    Học viện với sự nghiệp nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Thứ tư, 24 Tháng 9 2014 09:09
2367 Lượt xem

Học viện với sự nghiệp nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

(LLCT) - Một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Học viện là nghiên cứu, giới thiệu, tuyên truyền, giáo dục di sản Hồ Chí Minh, tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước và cách mạng Việt Nam, đào tạo trên đại học chuyên ngành Hồ Chí Minh học, giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho các hệ đào tạo.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư, Chính phủ, sự giúp đỡ nhiều mặt của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, Học viện đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, phục vụ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng bao gồm nhiều nội dung, cả lý thuyết và tổng kết thực tiễn, chủ yếu tập trung vào chủ đề: Tiểu sử, sự nghiệp Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng (các đồng chí lãnh đạo tiền bối, Tổng Bí thư của Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ qua các nhiệm kỳ); hệ thống tư tưởng; phương pháp cách mạng, phong cách và nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Thành quả khoa học Học viện đạt được rất phong phú và được xã hội thừa nhận.

1. Xây dựng bản thảo, xuất bản các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Ban sách Hồ Chí Minh Toàn tập, Viện Kinh điển Văn kiện Đảng (thuộc Viện Mác - Lênin trước đây), Học viện đã sưu tầm tài liệu, biên tập và hoàn thành việc xuất bản bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tậplần thứ nhất (gồm 10 tập) vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990).

Tiến tới Đại hội VIII của Đảng, Ban Bí thư ra Nghị quyết số 93-QĐ/TW (ngày 22-12-1994) về việc xuất bản Hồ Chí Minh Toàn tập lần thứ hai. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ sưu tầm, bổ sung tư liệu, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng bản thảo. Chỉ trong 12 tháng, với sự nỗ lực của các cán bộ trong Học viện, đồng thời được sự cộng tác giúp đỡ của các nhà khoa học, các cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban ngành, bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tậpxuất bản lần thứ 2 (gồm 12 tập) đã hoàn thành và ra mắt bạn đọc đúng dịp khai mạc Đại hội lần thứ VIII của Đảng.

Tiến tới Đại hội XI của Đảng, Ban Bí thư ra Quyết định số 299-QĐ/TW, (ngày 6-10-2010) về việc thành lập Hội đồng xuất bản bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập lần thứ ba, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện là cơ quan thường trực. Chỉ trong 6 tháng, với sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ Viện và sự cộng tác của các nhà khoa học, các cơ quan lưu trữ của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ban ngành, bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ 3,gồm 15 tập đã hoàn thành.

Xây dựng đĩa CD - ROM Hồ Chí Minh toàn tậpdo Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương chủ trì (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Học viện đã chỉ đạo Viện Hồ Chí Minh xây dựng mục tra cứu các chuyên đề. Đây là những chuyên mục phục vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu, tuyên truyền và học bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Đĩa CD - ROM Hồ Chí Minh Toàn tập ra đời vào dịp Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001). Năm 2011, trên cơ sở 15 tập, Viện Hồ Chí Minh đã tiến hành sửa chữa và bổ sung đĩa CD - ROM với 36 chuyên đề tra cứu.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (4-2001): “Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX giao nhiệm vụ cho Học viện phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tuyển chọn những bài nói, bài viết, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh in trong Hồ Chí Minh Toàn tập(xuất bản lần thứ 2) để xây dựng Hồ Chí Minh Tuyển tậpmới. Với tinh thần lao động khoa học nghiêm túc, sự nỗ lực cao, đúng dịp kỷ niệm lần thứ 112 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ sách Hồ Chí Minh tuyển tậpxuất bản lần thứ 3 (gồm 3 tập) đã hoàn thành với chất lượng cao nhất.

Cùng với việc xuất bản các bộ sách nói trên, Học viện còn phối hợp các ban ngành, các địa phương và các nhà xuất bản tuyển chọn và xuất bản nhiều cuốn sách chuyên đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Hồ Chí Minh về đạo đức; Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế; Về đại đoàn kết; Về công tác thuỷ lợi; Về y tế; Với các lực lượng vũ trang; Về công nghiệp; Về nông nghiệp và nông dân; Về Nhà nước, về xây dựng Đảng; Về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại v.v.. Các cuốn sách này đã phục vụ kịp thời nhiệm vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách nền tảng tư tưởng của toàn bộ tiến trình đổi mới, phục vụ trực tiếp việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

2. Thực hiện các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học

Năm 1991, Học viện được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường mời làm Trưởng Ban Tư vấn cho việc xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 1991, Chương trình được Chính phủ phê duyệt, mang mã số KX.02, do GS Đặng Xuân Kỳ - Viện trưởng Viện Mác - Lênin làm Chủ nhiệm, Viện Hồ Chí Minh được chọn làm cơ quan thường trực và Ban Thư ký của Chương trình. Tập thể cán bộ khoa học của Học viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1996, 13 đề tài thuộc Chương trình được các Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước họp đánh giá, trong đó 12 đề tài đạt loại xuất sắc, 1 đề tài đạt loại khá. Đến nay, tất cả các sản phẩm, kết quả nghiên cứu đã được xã hội hoá. Kết quả nghiên cứu của Chương trình KX.02 (giai đoạn 1991-1996) là bước đột phá, thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dạy phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào các lĩnh vực xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII; là tiền đề cơ sở cho sự ra đời một số trung tâm, tổ, bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường chính trị các tỉnh, thành phố và nhiều trường đại học trong cả nước. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Chương trình KX.02, nhiều trường đại học đã biên soạn một số Tập bài giảngđầu tiên về tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cán bộ khoa học của Học viện đã trực tiếp làm chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ trọng điểm, cấp bộvề di sản Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.

Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước

Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sửlà đề tài thuộc Chương trình KX.02, với sự tham gia của hầu hết cán bộ khoa học Viện Hồ Chí Minh, được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước xếp loại xuất sắc. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được xuất bản thành Bộ sáchHồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, gồm 10 tập xuất bản từ năm 1992 đến 1996, được bổ sung, chỉnh lý, xuất bản lần thứ 2 (2007 - 2009) (Nxb Chính trị quốc gia xuất bản)

Hồ Chí Minh - Tiểu sử(thuộc Chương trình KX.02), được Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm 2006 vào đúng dịp Đại hội X của Đảng.

Phương pháp luận và và phương pháp nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh(thuộc Chương trình KX.02), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1997 với tiêu đề Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh.

Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống- chuyên đề chuyên khảo KX.03-09 CĐ, thuộc Chương trình khoa học KHXH.04, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2006 với tiêu đề Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn(xuất bản lần thứ 2 năm 2009).

Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân,Đề tài KX.03-01 thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước Xây dựng Đảng trong điều kiện mới, mã số KX.03, được Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm 2006, với tiêu đề Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Các chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trọng điểm (2001-2010)với các đề tài nhánhđược nhiệm thu và xuất bản thành sách: Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc (2006); Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ trước đổi mới (2006); Hồ Chí Minh - Nhà cách mạng sáng tạo (2006); Nhân cách Hồ Chí Minh (2009); Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2009);Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại (2009).

Học viện thường xuyên triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về di sản Hồ Chí Minh. Từ năm 1991 đến nay, Học viện đã thực hiện 20 đề tài, một số đề tài đã được xuất bản thành sách.

Các chương trình nghiên cứu khoa học do Ban Bí thư Trung ương Đảng giao

- Ngày 4-9-2002, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 50-QĐ/TW về Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử, thân thế, sự nghiệp cách mạng 10 đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nướcgiao cho Học viện là cơ quan chủ trì, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng là cơ quan thường trực: Trần Phú - Tiểu sử; Hà Huy Tập - Tiểu sử; Nguyễn Văn Cừ - Tiểu sử; Lê Hồng Phong - Tiểu sử; Trường Chinh - Tiểu sử; Lê Duẩn - Tiểu sử; Nguyễn Văn Linh - Tiểu sử; Tôn Đức Thắng - Tiểu sử; Phạm Văn Đồng - Tiểu sử; Phạm Hùng - Tiểu sử. Sau hơn 3 năm (2003-2006) triển khai, toàn bộ 10 đề tài đã được nghiệm thu và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản (2006 - 2007). Dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư, lần đầu tiên, tiểu sử của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước được nghiên cứu cơ bản và công bố chính thức. Đây là bộ sách quý, bổ sung cho lịch sử Đảng và góp phần làm rõ nhiều vấn đề trong lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc.

Ngày 9-6-2009, Ban Bí thư ra Quyết định số 229-QĐ/TW, về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Chủ nhiệm Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan thường trực, triển khai Chương trình sưu tầm tài liệu và viết tiểu sử 11 đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam, do cán bộ Viện Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm: Nguyễn Phong Sắc - Tiểu sử; Ngô Gia Tự - Tiểu sử; Nguyễn Đức Cảnh - Tiểu sử; Võ Văn Tần - Tiểu sử; Phan Đăng Lưu - Tiểu sử; Hoàng Văn Thụ - Tiểu sử; Phùng Chí Kiên - Tiểu sử; Hồ Tùng Mậu - Tiểu sử; Nguyễn Lương Bằng - Tiểu sử; Hoàng Quốc Việt - Tiểu sử; Võ Văn Kiệt - Tiểu sử. Đến tháng 7-2014, tất cả các đề tài này đã được nghiệm thu và đang trong quá trình biên tập, hoàn thiện để xuất bản thành sách.

Cùng với việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện tích cực biên soạn nhiều công trình về Hồ Chí Minh đã được xuất bản thành sách; đăng tải nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí trong và ngoài nước. Chỉ tính từ năm 1991 đến 2011, đã công bố gần 2 nghìn bài nghiên cứu về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng… được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế.

3. Biên soạn bài giảng, giáo trình

Học viện là cơ quan đầu tiên trong cả nước đã tổ chức biên soạn các tập bài giảng và giáo trình: Một số chuyên đề về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh (do PGS,TS Mạch Quang Thắng chủ biên); cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Một số nội dung cơ bản (do PGS,TS Nguyễn Bá Linh biên soạn); cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh - chương trình trung cấp lý luận chính trị, dùng trong các trường chính trị các tỉnh, thành phố trong cả nước; cuốn Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - chương trình cao cấp lý luận chính trị do Viện Hồ Chí Minh biên soạn năm 1999 (PGS,TS Nguyễn Khánh Bật làm chủ biên đã được xuất bản). Đây là những tập bài giảng, giáo trình có tính khai phá về bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Năm 2001, công tác biên soạn chương trình, giáo trình bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minhđã được Học viện chính thức giao cho Viện Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện. Đến đầu năm 2002, cuốn Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - dùng cho hệ cao cấp lý luận được xuất bản; cuốn Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh- dùng chohệ cử nhân chính trị,năm 2003.

Năm 2011, Học việnđã hoàn thành bộ giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh các hệ đào tạo: cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị, cao học, nghiên cứu sinh Hồ Chí Minh học, với 60 chuyên đề, 10 khung chương trình, giáo trình cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, các chuyên ngành Tổ chức, Kiểm tra, Tôn giáo, Dân vận …được sử dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước và được giảng viên, học viên đánh giá cao.

Theo yêu cầu hợp tác của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Bộ giáo dục- Đào tạo, Học viện tham gia biên soạn giáo trình bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh(hệ đại học, cao đẳng), do PGS, TS Phạm Ngọc Anh biên soạn, xuất bản năm 2005; Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh,PGS, TS Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), xuất bản năm 2005. Các cuốn giáo trình này phục vụ đắc lực công tác giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, góp phần vào việc khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng đối với việc hoạch định và triển khai đường lối của Đảng ta hiện nay.

4. Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị hoặc phối hợp với các cơ quan, các cấp, tổ chức nhiều Hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia, cấp Học viện về Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Trong đó, đặc biệt là cuộc Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 100 năm và 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(5-1990) và (5-2010), với sự tham gia của nhiều học giả trong nước và nước ngoài, các Hội thảo chuyên đề nhân Ngày sinh, Ngày mất của Người hàng năm, các Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm những năm chẵn ngày sinh của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và cách mạng Việt Nam. Trong 25 năm trở lại đây (1991-2011), Học viện đã chủ trì, phối hợp và thực hiện 46 hội thảo, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và kỷ yếu hội thảo.

Tiêu biểu như Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay”
(5-2010), nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.Theo sự phân công của Ban Chỉ đạo trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phụ trách toàn bộ phần công việc có liên quan đến nội dung của hội thảo và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; biên tập 183 bài viết với hơn 1400 trang; viết hơn 125 tóm tắt các tham luận, dịch ra tiếng Anh và in kỷ yếu. Hội thảo đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao trên cả hai phương diện: tổ chức và chất lượng khoa học của các bài tham luận được trình bày tại Hội thảo, các báo cáo khoa học được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có được thành công đó là do sự đóng góp, phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài Học viện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Học viện.

Ngoài ra, Học viện còn phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành, các Viện nghiên cứu, các địa phương tổ chức thành công nhiều Hội thảo khoa học.

5. Công tác tuyên truyền, đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

Thực hiện Chỉ thị 23 CT/TW (ngày 27-3-2003) của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới và Chỉ thị 06 CT/TW (ngày 7-11-2006) của Bộ Chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Học viện đã có nhiều hoạt động thiết thực: nhiều cán bộ của Học viện đã tham gia biên soạn tài liệu, xây dựng đề cương, tổ chức đánh giá và là báo cáo viên của Trung ương trực tiếp tham gia truyền đạt nội dung các chuyên đề theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo trung ương, được các cấp, các ngành và dư luận đánh giá có chất lượng, hiệu quả.

Năm 2010, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức là văn minh”, Học viện đã triển khai các Chương trình hoạt động có hiệu quả, thiết thực. Cụ thể:

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tham gia xây dựng, soạn thảo chuyên đề phục vụ cho cuộc vận động, tài liệu này đã được xuất bản tháng 3-2010.

- Sưu tầm các bài viết, bài nói, mẩu chuyện của Hồ Chí Minh có liên quan đến chuyên đề để phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyền.

- Phối hợp với các nhà xuất bản hoàn thành một số sách chuyên khảo có liên quan đến chủ đề phục vụ cuộc vận động như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá Đảng, PGS,TS Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), (2010); Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục cán bộ, đảng viên hiện nay, Hoàng Trang - Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), (2010).

- Cử cán bộ giúp một số địa phương, ban ngành xây dựng đề cương, tiêu chí tu dưỡng, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Cán bộ khoa học của Học viện đã thực hiện hàng trăm buổi báo cáo, truyền đạt chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” cho nhiều cơ quan, ban ngành từ trung ương đến các cơ sở. Trong đó, nhiều đồng chí là báo cáo viên của Trung ương và của các tỉnh thành, trung tâm bồi dưỡng chính trị, quận, huyện.

- Tham mưu và giúp một số địa phương đánh giá quá trình triển khai cuộc vận động, tư vấn, đề xuất các giải pháp cụ thể để đưa cuộc vận động lan rộng, đi vào chiều sâu, đạt kết quả cao nhất.

- Cán bộ Học viện đã viết hàng trăm bài đăng tải trên các báo, tạp chí về chủ đề cuộc vận động, cung cấp tư liệu, nhận định, đánh giá cho các cấp uỷ đảng tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; tham gia nhiều cuộc trao đổi, đối thoại trực tuyến trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các đài địa phương về quan điểm, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ Chí Minh. Từ đó, gợi mở nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn, giúp cho các cấp uỷ Đảng một cái nhìn toàn diện, thấu đáo Di sản của Hồ Chí Minh, nâng nhận thức của cán bộ, đảng viên lên một trình độ mới, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

6. Công tác tư liệu - thư viện phục vụ nghiên cứu

Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện, các cơ quan chức năng đã tiến hành nhiều đợt khai thác, sao chụp tư liệu tại các cơ quan lưu trữ, các bảo tàng, thư viện và nhiều địa phương trong cả nước. Học viện cũng đã tiến hành một số đợt sưu tầm tư liệu ở Nga, ở Trung Quốc, Pháp, được một số cơ quan, gia đình và cá nhân tặng một số tư liệu quý. Nhờ vậy, phông tư liệu về Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước do Học viện Lưu trữ hiện nay khá phong phú, với hàng chục nghìn trang tư liệu, gồm nhiều thể loại: Trong đó có hàng nghìn trang tư liệu gốc (bản sao chụp tài liệu gốc về Hồ Chí Minh, bản sao chụp gia phả, tộc phả một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, một số băng ghi âm của những người đương thời, nhân chứng sống…), hàng nghìn cuốn sách, bao gồm sách tra cứu, từ điển, sách tham khảo, chuyên khảo, Văn kiện Đảng, các loại giáo trình. Có thể nói, công tác tư liệu, thư viện đã phục vụ đắc lực và kịp thời việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và chuyên ngành Hồ Chí Minh học nói chung.

_____________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 9-2014

PGS, TS Phạm Ngọc Anh

Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền