Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Kinh tế tư nhân: Quan niệm và giải pháp phát triển

Kinh tế tư nhân: Quan niệm và giải pháp phát triển

(LLCT) - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, từng bước trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; có những biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, về giáo dục đào tạo...; phát triển mối quan hệ giữa Nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân...

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phân phối và công bằng xã hội

Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phân phối và công bằng xã hội

(LLCT) - Tăng trưởng kinh tế, phân phối và công bằng xã hội là các phạm trù kinh tế - xã hội có quan hệ mật thiết, gắn kết, phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là tiền đề có tính quyết định bảo đảm sự tăng lên của của cải vật chất xã hội, bảo đảm cho sự phân phối và công bằng xã hội và ngược lại. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phân phối và công bằng xã hội còn nguyên giá trị trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Xuất bản điện tử và nhu cầu đào tạo xuất bản điện tử

Xuất bản điện tử và nhu cầu đào tạo xuất bản điện tử

(LLCT) - Xuất bản điện tử là xu thế tất yếu, thậm chí trên thế giới hiện nay đang dịch chuyển từ xuất bản điện tử (electronic publishing) sang xuất bản số (digital publishing). Tại Việt Nam, đã có đầy đủ các điều kiện về môi trường công nghệ và hành lang pháp lý cho sự phát triển của hoạt động xuất bản điện tử và kinh doanh sách điện tử trên môi trường internet. Một trong những khó khăn lớn nhất của các đơn vị làm xuất bản điện tử ở Việt Nam hiện nay là thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có trình độ am hiểu về xuất bản điện tử. Bởi vậy, các cơ sở đào tạo Xuất bản cần thiết phải có một chương trình đào tạo bậc đại học, chuyên ngành Xuất bản điện tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Mô hình tập đoàn hóa đại học công lập trên thế giới và thực tiễn Việt Nam

(LLCT) - Trong xu thế cải cách căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học nói riêng, việc tìm hiểu ba mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở Malaysia, Nhật Bản và Canada có thể giúp làm rõ những biểu hiện của xu thế này ở Việt Nam. Mặc dù từ ngữ “tập đoàn hóa” chưa được thể chế hóa trong văn bản pháp luật về giáo dục nhưng vẫn có thể tìm thấy các yếu tố, các đặc điểm, các tính chất của “tập đoàn hóa” trong thực tiễn quản trị đại học công lập đang được hiện rõ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

 

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

(LLCT) - Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, mấu chốt nhất của sự nghiệp hội nhập quốc tế nói riêng và đổi mới mọi mặt của đất nước nói chung. Bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo giải quyết đúng đắn nhất các mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập trên các lĩnh vực khác như chính trị, văn hóa, an ninh - quốc phòng. Bài viết hệ thống hóa những quan điểm chủ đạo của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

 

 

Sự phát triển lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế và quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

(LLCT) - Nghiên cứu văn hóa trong kinh tế và văn hóa trong chính trị là nghiên cứu vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, trong xây dựng nền chính trị. Xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế; quan hệ tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là những vấn đề được Đảng ta thường xuyên quan tâm. Qua hơn 30 năm đổi mới, sự phát triển lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, quan hệ tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội không ngừng được hoàn thiện.

 

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

(LLCT) - Trong bối cảnh mô hình “kinh tế nâu” đang hủy hoại môi trường, làm suy thoái tài nguyên, các nước phát triển đã chuyển dần sang “kinh tế xanh”. Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành và thực hiện đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững đất nước.

Bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Thực hiện “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” theo Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị, thời gian qua hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự tác động của hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi, đòi hỏi hệ thống pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện phù hợp với thực tế. Bài viết luận giải các yếu tố bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật và đề xuất một số giải pháp bảo đảm chất lượng xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

 

Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số

Quản lý nhà nước trong nền kinh tế số

(LLCT) - Trong thời kỳ Cách mạng 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên ứng dụng công nghệ số. Để thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế số, Nhà nước cũng phải đổi mới mô hình và cách thức áp dụng công nghệ số trong quản lý kinh tế.

Phương pháp luận biện chứng duy vật với việc nhận thức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

Phương pháp luận biện chứng duy vật với việc nhận thức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

(LLCT) - Phương pháp luận biện chứng duy vật được coi là những nguyên tắc xuất phát chỉ đạo các chủ thể trong việc xác định phạm vi, phương pháp, cách thức, phương tiện tác động nhằm tạo ra những biến đổi cho phù hợp và hiệu quả. Vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trong quán triệt và xử lý mối quan hệ lớn giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay là góp phần định hướng phát triển đất nước theo hướng bền vững.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường sinh thái

Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường sinh thái

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Mỗi lời nói, hành động của Người đều hướng tới lợi ích thiết thực của con người, hướng tới sự hài hòa giữa con người, xã hội với thiên nhiên, trong đó việc bảo vệ môi trường sinh thái cũng không nằm ngoài mục đích đó. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái được thể hiện rõ thông qua đời sống sinh hoạt của Người, những bài viết, bài nói, những phong trào, những lời khuyên răn đối với nhân dân, cán bộ. Đến cuối đời, trong những lời dặn dò trong Di chúc, Bác cũng không quên đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên, bởi “Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn”(1). Ở mỗi giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại bổ sung những tiêu chuẩn đạo đức cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên hướng đến hoàn thiện tư cách đạo đức của người cách mạng chân chính.

Kiểm soát quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền

(LLCT) - Kiểm soát quyền tư pháp là vấn đề nan giải và phức tạp cả trên góc độ lý luận và thực tiễn, điều này xuất phát từ những mâu thuẫn nội tại của bản thân đời sống xã hội và tính đặc thù của quyền tư pháp - đó là sự độc lập trong mối quan hệ với quyền lập pháp và hành pháp. Quyền tư pháp là quyền xét xử mà nhân dân giao cho Tòa án, đây là quyền bảo vệ ý chí chung của quốc gia bằng việc xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật từ phía công dân và cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức và cá nhân không được can thiệp vào hoạt động của cơ quan tư pháp. Bảo vệ pháp luật, công lý, tự do của công dân là trách nhiệm hàng đầu của tư pháp. Có thể có nhiều cách khác nhau trong tổ chức thực thi quyền lực nhà nước nhưng tư pháp độc lập là một trong những nguyên tắc quan trọng mang tính quyết định của Nhà nước pháp quyền (NNPQ).

Lý luận về phát triển kinh tế ở Việt Nam: Thành tựu và hạn chế

(LLCT) - Lý luận về phát triển kinh tế do Adam Smith hình thành, sau đó được C.Mác và các nhà kinh tế học khác phát triển cho tới ngày nay. Lý luận này là cơ sở để hoạch định và thực thi chính sách phát triển của các nền kinh tế thị trường. Việt Nam đã tiếp cận hệ thống lý luận về phát triển kinh tế kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, tuy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nhận thức và tổ chức thực tiễn, song vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức để phát triển.

Quán triệt quan điểm của V.I.Lênin về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và thanh lọc đảng viên

Quán triệt quan điểm của V.I.Lênin về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và thanh lọc đảng viên

(LLCT) - Tư tưởng của V.I.Lênin về đảng kiểu mới, về những “điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản” và “Vấn đề thanh đảng”, vẫn còn giá trị trong quá trình thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra đang đòi hỏi tiếp tục quán triệt và  thực hiện nghiêm túc tư tưởng của V.I.Lênin. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, trong đó nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng theo tư tưởng của V.I.Lênin là nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng hiện nay.

Trang 19 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền