Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(LLCT) - Cải cách khu vực công, cải cách hành chính đã trở thành một xu thế của thời đại nhằm xây dựng nền hành chính thực sự là động lực, là đòn bảy cho phát triển. Cải cách hành chính, cải cách khu vực công tập trung vào hệ thống hành chính nhà nước mà trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ. Không phải ngẫu nhiên ở nhiều quốc gia trên thế giới, cải cách hành chính, cải cách khu vực công được gọi tên là cải cách chính phủ. Lịch sử phát triển hành chính hiện đại đã chỉ ra thực tế là một nền hành chính mạnh mẽ phải được bắt đầu từ một chính phủ mạnh. Bài viết tập trung làm rõ xu thế cải cách chính phủ trên thế giới, định hướng giải pháp cải cách về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội qua “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nội dung cơ bản, xuyên suốt và bao trùm “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam. Bài viết phân tích và kết luận: với tầm vóc như một Cương lĩnh về đổi mới và xây dựng CNXH ở Việt Nam, Di chúc của Bác có ý nghĩa thiêng liêng, thôi thúc, dẫn dắt sự nghiệp của Đảng và dân tộc ta trong hành trình xây dựng CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhận thức về dân chủ và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng và giải pháp

Nhận thức về dân chủ và quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng và giải pháp

(LLCT) -  Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ vai trò của dân chủ và đã tập trung xây dựng thiết chế, hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế và chính sách để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân. Quá trình dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo ra động lực to lớn cho sự nghiệp đổi mới. Tuy vậy, nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; nhận thức về vấn đề dân chủ và phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải đáp một cách thấu đáo...Thực tế đó đòi hỏi Đảng phải tiếp tục bổ sung những nhận thức mới, đề ra những giải pháp để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình dân chủ hóa ở nước ta.

 

Điều kiện gia nhập Đảng trong tư tưởng của V.I.Lênin về đảng kiểu mới

(LLCT) -  Trong lý luận và thực tiễn xây dựng Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga những năm đầu thế kỷ XX nổi lên cuộc đấu tranh lý luận hết sức gay gắt trong Đại hội II của Đảng, giữa những đảng viên kiên định các nguyên tắc cách mạng với những đảng viên cơ hội chủ nghĩa xung quanh điều kiện gia nhập đảng. Công thức của V.I.Lênin trở thành ranh giới phân biệt những người có quan điểm cách mạng và quan điểm cơ hội trong vấn đề xây dựng đảng về tổ chức; công thức ấy vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Tư tưởng của V.I.Lênin về nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản

(LLCT) -  V.I.Lênin là người trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) thành công, đưa Đảng Cộng sản (b) Nga - Đảng Cộng sản đầu tiên trên thế giới giành vị thế của một đảng cầm quyền; đồng thời, với vai trò lãnh tụ của Đảng Cộng sản (b) Nga và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nước Nga Xôviết, V.I.Lênin có điều kiện để bàn luận sâu sắc về nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản. Những quan điểm của V.I.Lênin vẫn là những chỉ dẫn quan trọng cho các đảng cộng sản cầm quyền hiện nay.

 

Sự phát triển nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI đến nay

(LLCT) -  Gần 35 năm đổi mới vừa qua, nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được khẳng định, củng cố và phát triển. Bước vào thế kỷ XXI, những điều này lại được nâng lên một tầm cao mới. Trong bối cảnh Đảng ta đang tiến hành tổng kết lý luận và thực tiễn tiến tới Đại hội XIII của Đảng, bài viết tập trung làm rõ sự phát triển nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của Đảng ta về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 

Xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ đoàn theo phong cách Hồ Chí Minh

Xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ đoàn theo phong cách Hồ Chí Minh

(LLCT) -  Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức cá nhân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, soi vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thế kỷ XX. Bài viết phân tích và làm rõ những đặc điểm phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà người cán bộ Đoàn cần học tập, rèn luyện và noi theo để nâng cao hiệu quả trong việc vận động, thuyết phục, phát huy sức mạnh của thanh niên trong thời đại mới.

Toàn cầu hóa trong giai đoạn mới và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Toàn cầu hóa trong giai đoạn mới và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

(LLCT) -  Toàn cầu hóa là bệ đỡ cho sự thành công của nhiều nền kinh tế như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, hay Trung Quốc, góp phần mang lại sự phát triển thần kỳ của các quốc gia này trong giai đoạn vừa qua. Toàn cầu hóa cũng là bối cảnh tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2006. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây liên quan đến chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ cho thấy có những lực cản đối với toàn cầu hóa. Bối cảnh đó đặt ra những thách thức đối với bài toán tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa: Giá trị bền vững và những luận điểm cần làm sáng tỏ

(LLCT) -  Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một trong những nội dung cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội (CNXH). Mục tiêu cao nhất của dân chủ XHCN là thiết lập một xã hội mới tốt đẹp hơn so với chủ nghĩa tư bản, thiết lập một nền dân chủ cho đông đảo nhân dân lao động, một nền dân chủ nhân văn, tiến bộ, vì hạnh phúc con người. Bài viết này phân tích những giá trị cốt lõi bền vững và chỉ ra một số vấn đề về dân chủ XHCN đã bị hoàn cảnh lịch sử vượt qua cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

 

"Di chúc" - “Mấy lời để lại” của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng

(LLCT) -  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết tinh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Mấy lời dặn lại “tuyệt đối bí mật” thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, vì dân, do dân; là tình cảm, tâm nguyện, trách nhiệm, niềm tin, tinh thần lạc quan, ý chí của Bác trong việc xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sau chiến tranh, vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

 

Phát triển con người Việt Nam - Một số điểm nhấn về cơ sở lý luận và thực tiễn

Phát triển con người Việt Nam - Một số điểm nhấn về cơ sở lý luận và thực tiễn

(LLCT) -  Việc xây dựng con người Việt Nam trong phát triển bền vững hiện nay cần được dựa trên trên cơ sở lý luận và thực tiễn chắc chắn. Đó là yêu cầu cấp bách khi đặt trong hoàn cảnh thế giới nói chung đang cho thấy rõ con người luôn luôn là trung tâm của sự phát triển. Thực tế cho thấy rằng, không phải lúc nào sự tăng trưởng về kinh tế là thuận chiều cùng sự phát triển con người. Bài viết tập trung làm rõ những điều kiện bảo đảm phát triển con người Việt Nam hiện nay; giải pháp khắc phục những tác động nghịch chiều và phát huy những tác động thuận chiều trong phát triển con người.

 

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của đảng cầm quyền và nhà nước trong thực hiện quyền lực của nhân dân

(LLCT) - Hơn 170 năm kể từ khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời cho đến nay, nhiều giá trị lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mang sức sống trường tồn vẫn tiếp tục tỏa sáng, là những chỉ dẫn khoa học cho con đường xây dựng CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã và đang thực hiện. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong hơn 30 năm đổi mới đã tiếp tục khẳng định, điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công CNXH chính là Đảng và Nhà nước phải thực sự phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về Nhân dân.

 

Sự hình thành và nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Thuật ngữ “định hướng xã hội chủ nghĩa” và “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa” được xuất hiện lần đầu trong văn kiện Hội nghị Trung ương 9 khóa VI (8-1990), song phải đến Đại hội VII (1991) của Đảng mới được xác định rõ về nội dung và chính thức được sử dụng với ý nghĩa như một nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới của Đảng. Từ đó đến nay, Đảng ta không ngừng bổ sung, phát triển, ngày càng làm sáng tỏ hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới

(LLCT) - Sau 30 năm đổi mới, Đảng đã có bước tiến quan trọng trong nhận thức lý luận về đổi mới cũng như về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua đó, nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng được bổ sung và phát triển, ngày càng hoàn thiện về mục tiêu, con đường và cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là cơ sở để dẫn dắt công cuộc đổi mới đất nước đến thắng lợi, đồng thời là ngọn cờ tập hợp sức mạnh của cả dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc trong điều kiện mới.  

Xây dựng nền kinh tế số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Xây dựng nền kinh tế số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT) - Bản chất của nền kinh tế số là nền kinh tế (vật chất) được vận hành dựa trên công nghệ số. Nhờ ứng dụng công nghệ số nên nhiều loại chi phí đã được giảm rất nhiều và thậm chí giảm gần bằng 0. Phát triển kinh tế số là thực tiễn khách quan, là xu thế của thời đại. Giống như nhiều quốc gia khác, việc xây dựng, phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trang 18 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền