Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Mối quan hệ giữa địa chính trị và địa kinh tế: Lý luận và thực tiễn

(LLCT) - Địa kinh tế và địa chính trị có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi nhân tố địa kinh tế ngày càng gia tăng sức nặng và tầm quan trọng trong chính trị quốc tế thì ngược lại, biến động và đảo lộn địa chính trị sẽ tác động đến địa kinh tế. Nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa địa kinh tế và địa chính trị, vận dụng, xử lý hiệu quả các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế trong hoạch định và thực thi chiến lược phát triển quốc gia, nhất là chiến lược đối ngoại và hội nhập quốc tế là chìa khóa quan trọng để đưa đất nước đi tới sự ổn định và thịnh vượng.

Những yêu cầu của quản lý nhà nước về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Những yêu cầu của quản lý nhà nước về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo an sinh xã hội được thể hiện rõ qua việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0, quản lý nhà nước về an sinh xã hội đứng trước nhiều thách thức. Bài viết này, lý giải các yêu cầu của hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quản lý nhà nước về an sinh xã hội.

Tính đúng đắn trong quan điểm của C.Mác về nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất và một số điểm cần bổ sung, phát triển

(LLCT) - Trong thời gian qua, thế giới đã chứng kiến những bước phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Những thành tựu của cuộc cách mạng này đã và đang góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất khiến nhiều người cho rằng khoa học, công nghệ đang dần thay thế vị trí trung tâm và vai trò quyết định của con người trong lực lượng sản xuất. Bài viết đưa ra căn cứ để tiếp tục khẳng định tính cách mạng và tính khoa học của C.Mác khi đề cao vai trò của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất; đồng thời đề xuất một số điểm cần bổ sung, phát triển cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Từ lý luận phân phối của C.Mác tới thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(LLCT) - Học thuyết kinh tế của C.Mác nhận định phân phối là một trong 3 mặt của quan hệ sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển. Ở Việt Nam hiện nay cần xem xét quan hệ phân phối trong tổng hòa quan hệ sản xuất có tính tới đặc thù theo từng giai đoạn phát triển và thừa nhận nhiều hình thức phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm tạo động lực, cơ hội bình đẳng cho tất cả chủ thể kinh tế trong xã hội phát triển.

Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng ở các nước Đông Âu - vai trò và bài học kinh nghiệm

(LLCT) - Trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) có vị trí, vai trò to lớn. Ngay khi ra đời, Quốc tế Cộng sản đã có những ảnh hưởng to lớn với phong trào cách mạng ở các nước Đông Âu. Những ảnh hưởng đó diễn ra trên nhiều phương diện: thúc đẩy sự ra đời các đảng cộng sản; thúc đẩy sự xóa bỏ các chế độ quân chủ, chuyên chế; phát triển các phong trào cánh tả; chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại; chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình. Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản tuy thời gian ngắn nhưng cũng để lại nhiều bài học sâu sắc cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Quan điểm của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc thuộc địa và ý nghĩa với cách mạng Việt Nam

(LLCT) - Năm 1919, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc tế Cộng sản là phát triển lý luận và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Quan điểm của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa là ngọn cờ lý luận và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng CNXH hiện nay.

Hồ Chí Minh với Quốc tế cộng sản và sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

(LLCT) - Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, bằng trí tuệ mẫn tiệp và sự nhạy cảm chính trị, Hồ Chí Minh đã lựa chọn Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Quốc tế III bởi trên hết, Người tìm thấy mục tiêu mà mình theo đuổi trong đường lối của tổ chức cộng sản này. Kể từ đó, Hồ Chí Minh trở thành một người cộng sản, được Quốc tế Cộng sản giáo dục, rèn luyện và đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc. Là một người mác xít chân chính, Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Kết hợp đức trị và pháp trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - biện pháp quan trọng trong công tác xây dựng đảng về đạo đức hiện nay

Kết hợp đức trị và pháp trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - biện pháp quan trọng trong công tác xây dựng đảng về đạo đức hiện nay

(LLCT) - So với lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, điểm khác biệt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng nằm ở chỗ: Người chủ trương xây dựng Đảng không chỉ về tư tưởng, chính trị, tổ chức mà còn về đạo đức với mong muốn Đảng phải là “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Với tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh cho rằng: muốn xây dựng Đảng vững mạnh thì phải dựa vào 2 trụ cột là đạo đức và pháp luật, do vậy để đạt mục tiêu xây dựng Đảng về đạo đức như Đại hội XII đặt ra, tăng cường kết hợp đức trị với pháp trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một giải pháp trọng yếu.

Sự biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0

Sự biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT)- Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong hơn 30 năm qua đã làm chuyển biến sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Bài viết này trình bày những biến đổi của đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trên các phương diện: biến đổi về diện mạo và cấu trúc tôn giáo; biến đổi niềm tin tôn giáo và hệ lụy của nó; biến đổi về phương thức truyền giáo và sống đạo, góp phần nâng cao nhận thức về đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay.

Tính nhân văn của học thuyết Mác  và ý nghĩa thời đại của nó

Tính nhân văn của học thuyết Mác và ý nghĩa thời đại của nó

(LLCT) - Một trong những giá trị đặc trưng tạo nên sức sống của học thuyết Mác chính là ở tính nhân văn của nó. Chủ nghĩa Mác có sự thống nhất giữa tính nhân văn với tính khoa học và tính cách mạng, gắn với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản nói riêng, giải phóng con người nói chung khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, bảo vệ những quyền cơ bản của con người, đặc biệt là của đa số người lao động trong xã hội. Chủ nghĩa nhân văn của C.Mác chính là yếu tố làm nên sức sống mới cho chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay.

Tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống dân cư: lý luận và thực tiễn Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế với nâng cao mức sống dân cư: lý luận và thực tiễn Việt Nam

(LLCT) - Để nâng cao mức sống dân cư (MSDC), ngoài điều kiện cần là tăng trưởng kinh tế (TTKT), thì việc điều tiết phân phối kết quả TTKT của chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong thời gian qua, những thành tựu TTKT đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có những biện pháp cụ thể, thích hợp để bảo đảm vừa thúc đẩy TTKT, vừa nâng cao mức sống dân cư.

Các lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội và vận dụng trong nghiên cứu dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số

Các lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội và vận dụng trong nghiên cứu dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số

(LLCT) - Các lý thuyết truyền thông đều chỉ ra vai trò của truyền thông đối với sự hình thành dư luận xã hội. Cơ chế truyền thông cho biết dư luận xã hội hình thành trong quá trình thông tin từ người này đến người khác. Lý thuyết chức năng và cơ chế giải quyết vấn đề cho biết dư luận xã hội xuất hiện và biến đổi trong quá trình giải quyết vấn đề. Do vậy, để định hướng dư luận xã hội, người lãnh đạo quản lý cần đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để dư luận xã hội có thể tập trung vào bàn luận và đề xuất cách giải quyết cần thiết cho những vấn đề đặt ra. Những điều này cần được làm sáng tỏ trong nghiên cứu dư luận xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị

(LLCT) - Vận dụng sáng tạo những nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa những kinh nghiệm quý báu về xây dựng quân đội trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng quân đội về chính trị; xây dựng và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, làm cho quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tư tưởng đó không chỉ là phương hướng xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta 75 năm qua, mà còn là cơ sở lý luận trực tiếp quan trọng để Đảng ta đề ra định hướng chiến lược cho sự nghiệp xây dựng quân đội trong giai đoạn hiện nay: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ mới.

 

Trách nhiệm nêu gương trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT) - Bài viết tập trung làm rõ trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Tác phẩm Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nêu gương có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao đạo đức cách mạng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, tác giả đề xuất bốn biện pháp chính nhằm phát huy hơn nữa trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy trong các nền chính trị

(LLCT) - Chủ nghĩa dân tộc là một trào lưu thực tiễn ra đời khi dân tộc xuất hiện mà không có một giá đỡ với tư cách là một hệ thống lý thuyết. Còn chủ nghĩa dân túy, một lý thuyết chính trị được nảy sinh và phát triển mạnh vào những thập niên 70, 80 ở nước Nga và Mỹ. Trên thực tế, chủ nghĩa dân túy thời kỳ đầu đã có mối liên hệ với chủ nghĩa dân tộc để cố gắng tìm lời giải cho sự phát triển của dân tộc. Trong bối cảnh mới của xã hội hiện đại, một lần nữa, chủ nghĩa dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa dân túy mới với nhiều biểu hiện mới và đó là một lý thuyết chính trị mới. Sự kết hợp đó suy cho cùng cũng nhằm tìm kiếm lời giải cho sự phát triển của dân tộc trong một thế giới đầy biến đổi. Sự kết hợp này mang đến nhiều hệ lụy cho quốc gia, dân tộc và cho toàn nhân loại, nguy cơ làm tăng sự xung đột giữa các dân tộc, hình thành nhiều hành động cực đoan.

Trang 20 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền