Trang chủ    Nghiên cứu lý luận    170 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và mô hình kinh tế - xã hội của nước Nga đương đại
Thứ hai, 25 Tháng 6 2018 15:26
1426 Lượt xem

170 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và mô hình kinh tế - xã hội của nước Nga đương đại

(LLCT) - 170 năm qua, kể từ ngày C.Mác và Ph.Ăngghen cho ra đời Tuyêngôcủa Đảng Cộng sản, đã tạo ra một bước ngoặt to lớn trong lịch sử của chủ nghĩa Mác và toàn bộ phong trào cộng sản thế giới, đúng như V.I. Lênin đã nhận định: “Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng ngàn bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy giai cấp vô sản tiến hành đấu tranh có tổ chức ở tất cả các quốc gia văn minh trên toàn thế giới”.

Suốt 170 năm qua, nhiều người đã cố gắng chứng minh rằng Tuyên ngôn đã lỗi thời và không còn phản ánh được những quy luật phát triển quan trọng nhất. Những nỗ lực đó là vô ích. Như V.I.Lênin đã nhấn mạnh, tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen “...là đúng trong mọi điều cơ bản, sống động và cấp thiết, như thể nó mới được viết hôm qua”. Những tư tưởng của Tuyên ngôn không hề mất đi tính cấp thiết, bởi đó là kết quả của một thế giới quan duy vật và các quy luật khách quan về sự phát triển xã hội, bao gồm: Thứ nhất, ởbất kỳ thờiđạilịch sử nào, sản xuất kinh tế cũng tạo thành nền tảng cho lịch sử chính trị và trí tuệ của thời đại ấy; thứ hai, toàn bộ lịch sử xã hội loài người là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp - cuộc đấu tranh giữa những người bị bóc lột và những kẻ bóc lột; thứ ba, các lực lượng sản xuất đã vượt quá  khuôn khổ các quan hệ sản xuất TBCN đang kìm hãm sự phát triển của nó.

Con đường thoát khỏi sự kìm hãm này là cuộc cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản. Hơn nữa, như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ, khác với các hình thái kinh tế - xã hội trước đó, giờ đây “giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (giai cấp vô sản) không còn có thể thoát khỏi giai cấp bóc lột và áp bức (giai cấp tư sản), mà không giải phóng đồng thời và mãi mãi toàn xã hội khỏi sự bóc lột, áp bức và đấu tranh giai cấp”.

Việc nghiên cứu các đặc điểm của hệ thống tư bản thông qua xem xét quá trình hình thành của nó chiếm một vị trí quan trọng trong Tuyên ngôn. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, kết quả của quá trình phát triển lâu dài của CNTB là việc nó đã giành được vị trí thống trị độc quyền trong nhà nước đương đại: “Quyền lực nhà nước đương đại chỉ là một ủy ban quản lý công việc chung của toàn bộ giai cấp tư sản”.

Tư tưởng này vẫn còn phù hợp đối với hệ thống xã hội hiện nay. Ngoại trừ một số quốc gia vẫn kiên định với mô hình phát triển XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và một số nước khác), ở đại đa số các quốc gia trên thế giới, giai cấp tư sản có đầy đủ quyền lực thực sự. Nó nắm giữ trong tay những đòn bẩy quản lý kinh tế, chính trị, đồng thời cũng thiết lập sự bá quyền văn hóa và ý thức hệ.

Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen còn đưa ra một luận điểm quan trọng, đó là sự bành trướng liên tục của CNTB là đặc trưng và là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại của nó: “Sự cần thiết cho việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng gia tăng sẽ thúc đẩy giai cấp tư sản trên toàn cầu. Ở mọi nơi, nó phải được áp dụng, khắp mọi nơi nó phải được đặt cơ sở và thiết lập mối quan hệ. Do lo sợ bị tiêu vong, nó bắt tất cả các quốc gia phải chấp nhận phương thức sản xuất TBCN, buộc họ phải du nhập cái gọi là nền văn minh, tức là trở thành một nhà tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra thế giới cho riêng mình theo cách của mình và tương tự như chính mình”.

Trên thực tế, thời kỳ đầu thế kỷ XX, CNTB đã buộc toàn thế giới dưới sự thống trị của nó và bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga vĩ đại đã tấn công trực diện vào hệ thống TBCN. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đã thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản, hình thành hệ thống XHCN trên toàn thế giới với 1/3 dân số và hơn 40% sản lượng công nghiệp thế giới.

Sự xuất hiện của hệ thống XHCN đã kìm hãm sự bành trướng của CNTB, nhưng bản chất của CNTB không hề thay đổi. Giai cấp tư sản thế giới đã tung ra tất cả các lực lượng của mình nhằm phá hoại CNXH. Sự tan rã của Liên bang Xô viết và khối các nước XHCN đã mở ra một giai đoạn bành trướng mới của CNTB, với biểu hiện rõ nhất là quá trình phi công nghiệp hóa và hình thành các mô hình kinh tế phụ thuộc, biến các nước XHCN trước đây thành các nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của “thế giới thứ nhất”. Vốn nước ngoài đã chiếm ưu thế trong các ngành công nghiệp chủ chốt, xuất khẩu lợi nhuận ra nước ngoài ồ ạt dẫn đến nền kinh tế các nước Liên xô cũ, trong đó có Liên bang Nga, trở nên kiệt quệ, “thiếu máu”, thiếu kinh phí để phát triển.

Đối với Liên bang Nga, thực trạng này phần nào vẫn tiếp diễn đến ngày nay. Hiện nay, tỷ lệ vốn nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế như ngành nhiên liệu, khai thác mỏ, kỹ thuật, luyện kim, truyền thông chiếm tới 40 - 95%. Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu rất cao, một số đánh giá cho thấy hai phần ba số doanh nghiệp phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu thiết bị và dịch vụ. Máy móc, thiết bị nước ngoài được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp. Liên bang Nga phụ thuộc 100% vào nhập khẩu máy khai thác mỏ, khung máy bay, hộp số tự động, động cơ điện cho máy móc, máy phát điện cho đầu máy dầu diesel, v.v.. Trong lĩnh vực thực phẩm, tính đến hết nửa đầu năm 2017, Nga đã nhập khẩu lương thực và nguyên liệu nông nghiệp trị giá 14 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Nền kinh tế Nga phụ thuộc vào việc khai thác và xuất khẩu nguyên liệu, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế xuất trong GDP chỉ chiếm dưới 15%. Dòng chảy nguồn vốn ra nước ngoài vẫn không có xu hướng giảm, đến cuối năm 2017 đã lên tới 30 tỷ đô la - gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ riêng trong thời kỳ hậu Xô viết, hơn 60 nghìn tỷ rúp đã được chuyển ra nước ngoài.

Là một phần của hệ thống TBCN ở vị thế vùng nguyên liệu ngoại vi, Liên bang Nga không tránh khỏi chịu ảnh hưởng từ sự vận động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là những cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên, hoặc như C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập trong Tuyên ngôn, đó là “những cuộc khủng hoảng thương nghiệp diễn đi diễn lại theo chu kỳ và ngày càng đe dọa sự tồn tại của toàn bộ xã hội tư sản”.

C.Mác và Ph.Ăngghen coi những cuộc khủng hoảng thương nghiệp theo chu kỳ là một dấu hiệu của cuộc khủng hoảng chung của CNTB, mà cốt lõi là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. CNTB đã dẫn đến thực tế rằng, sản xuất có tính xã hội ngày càng tăng, trong khi đó kết quả vẫn là sự tích tụ tài sản cá nhân. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, mâu thuẫn giữa chế độ sở hữu TBCN với tính chất xã hội hóa của sản xuất là mâu thuẫn không thể điều hòa được: “những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng; và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản trở ấy thì chúng lại đẩytoàn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe dọa sự sống còn của sở hữu tư sản. Những quan hệ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải đã được tạo ra trong lòng nó nữa”. LuậnđiểmnàycủachủnghĩaMácđã vấp phảinhiềusựtấncông, chỉtríchcủacácnhà tư tưởng đối lập, họ chorằngCNTBđếnnayvẫnđang tiếp tục phát triển chứ không hề đi đến sự diệt vong như C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo.

Trên thực tế, các tác giả của Tuyêngôđã đánh giá hoàn toàn đúng bản chất và tương lai của hệ thống TBCN trong nhiều thập kỷ tới. Theo họ, CNTB vẫn duy trì quyền bá chủ, “bằng cách chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa những thị trường cũ”, nhưng đồng thời, giai cấp tư sản cũng sẽ tạo ra “những cuộc khủng hoảng toàn diện hơn, ghê gớm hơn”.

Hiện nay, bất bình đẳng xã hội cùng với sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu quốc tế Oxfam, tích tụ tư bản đã đạt đến mức: 62 người giàu nhất thế giới hiện nắm giữ số tài sản bằng một nửa tổng tài sản của gần 4 tỷ người nghèo nhất. Không những thế, khoảng cách này vẫn đang không ngừng tăng lên, dẫn đến sự bần cùng tuyệt đối của người lao động.

Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo cũng là vấn đề nhức nhối đối với Liên bang Nga. Năm 2017, 27 người giàu nhất nước Nga đã tăng tổng giá trị tài sản lên thêm 28 tỷ đô la, lên tới 275 tỷ đô la. Trong khi đó, thu nhập của đại đa số người dân Nga tiếp tục giảm, năm 2017 giảm 1,5% so với năm 2016, và giảm tới gần 20% so với năm 2014, đưa mức thu nhập của đại đa số người dân về mức của năm 2009. Đặc biệt, chính những người có khả năng lao động lại là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất. 12 triệu người Nga thuộc diện dưới chuẩn nghèo lại chính là những người đang trong lực lượng lao động. CNTB đã tước đoạt của người dân quyền được bảo đảm về lao động, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Thực tế này hoàn toàn đúng với những dự báo trong Tuyên ngôn: “Những gì mà người công nhân làm thuê được hưởng do thành quả lao động của mình chỉ tạm đủ để họ tái tạo cuộc sống”.

Đảng Cộng sản Liên bang Nga coi việc kiên trì bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hội nghị Trung ương VI tháng 10-2014 về công tác của đảng viên cộng sản trong tầng lớp vô sản, đã đặt mục tiêu củng cố vai trò tiên phong của Đảng trong tầng lớp công nhân. Đại hội XVII tiếp tục nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Liên bang Nga phải tự tin thể hiện được đặc trưng là đảng của giai cấp công nhân. Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ được đặt ra là phát triển đáng kể tỷ lệ công nhân trong hàng ngũ Đảng, tăng cường đại diện của giai cấp công nhân trong các công việc quan trọng. “Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên bang Nga để củng cố ảnh hưởng của Đảng trong tầng lớp vô sản đòi hỏi nhiệm vụ hàng đầu của các đại biểu, đảng viên cộng sản các cấp là bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm thuê” - như đã nêu trong Nghị quyết Đại hội XVII: “Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp công nhân”.

Những cảnh báo của C.Mác và Ph.Ăngghen về những toan tính “cải thiện chủ nghĩa tư bản” vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh nước Nga đương đại, khi các đảng “Nước Nga thống nhất”, “Nước Nga công bằng”, cũng như một số đảng phái và các phong trào khác đang cố gắng “hợp nhất điều không thể hợp nhất” - đó là CNTB và lợi ích của người lao động.

Có thể thấy, xuyên suốt Tuyên ngôn là tư tưởng về sự diệt vong không thể tránh khỏi của chế độ TBCN, thay thế bằng chế độ XHCN, bắt đầu từ “sự chuyển đổi giai cấp vô sản thành giai cấp cầm quyền, giành lại quyền dân chủ”. Sứ mệnh này được đặt trên vai giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Liên bang Nga - đội quân tiên phong của giai cấp vô sản Nga.

Tuy nhiên, cần lưu ý chủ nghĩa Mác không phải là học thuyết xơ cứng, giáo điều, không tồn tại một công thức chung, một con đường duy nhất cho tất cả các nước để tiến lên CNXH. Điều này đòi hỏi những người cộng sản ở mỗi nước phải có sự sáng tạo, tìm kiếm các phương pháp đấu tranh mới, đường lối hành động tối ưu trong bối cảnh hiện nay. Tất cả đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là loại bỏ hệ thống TBCN, khi đó, “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ có một liên hợp mà trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Trong hành trình đó, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản vẫn là kim chỉ nam cho các lực lượng tiến bộ của Nga cũng như trên toàn thế giới.

________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2018

 

S D.g.Novikov

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga,

Phó Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế Duma Quốc gia

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền