Trang chủ    Thực tiễn    Đảng bộ xã Đông Thành lãnh đạo hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Thứ tư, 16 Tháng 3 2016 15:47
2126 Lượt xem

Đảng bộ xã Đông Thành lãnh đạo hoàn thành xây dựng nông thôn mới

(LLCT) - Xã Đông Thành (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) là xã nông thônvùng sâu, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước , Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đông Thành đãtích cực hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

(Ảnh: Lễ đón Bằng công nhận xã Đông Thành đạt chuẩn nông thôn mới ngày 19-1-2016)

Đông Thành có diện tích tự nhiên 1.628,35 ha, có 7ấp, 2.697 hộ và 9.912 nhân khẩu, trong đó có 612 hộ dân tộc Khmer (chiếm 22,85%) với 2.265 nhân khẩu.Cuối năm 2010 khi bắt đầu vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã thuộc diện khó khăn nhất trong 8 xã, phường của thị xã Bình Minh: xã chỉ có 3 tiêu chílà: điện, hình thức tổ chức sản xuất, y tế;thu nhập bình quân đầu người thấp dưới mức trung bình của tỉnh;tỷ lệ hộ nghèo cao (chiếm 17,84%);tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chưa tới 24% dân số toàn xã;đường giao thông (cho xeô tô) chỉ có 1 tuyến;hệ thống thủy lợi chưa khép kín;trường học, trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia;trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chứccòn hạn chế;sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, Nông dân,Nông thôn”; Quyết định số800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; chủ trương của Tỉnh ủy về thực hiện phong trào “Vĩnh Long chung sứcxây dựng nông thôn mới”và Nghị quyết của Huyện ủy (nay là Thị ủy) nhiệm kỳ 2010 – 2015, với sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân,xã Đông Thành đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Một là, huy động được nhiều nguồn lực, hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Trong 5 năm thực hiện, với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới tại Đông Thành đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư trên các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, y tế, trường học...với tổng kinh phí hơn 175 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 116tỷ đồng; doanh nghiệp,nhà tài trợ trên 2,6tỷđồng; nhân dân và cộng đồng đóng góp thông qua việc hiến đất, cây trồng, ngày công lao động... tổng trị giá trên 56 tỷ đồng.

(Ảnh: Tuyến đường nông thôn xã Đông Thành)

Nhờ đó, năm 2015 xã Đông Thành đạt 19/19 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí vượt cao so với bộ tiêu chí và trở thành xã nông thôn mới thứ 23 của tỉnh Vĩnh Long, xã thứ 2 của thị xã Bình Minh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.

Hai là, cải thiện đời sống nhân dân

Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, an ninh trật tự trên địa bàn luôn được bảo đảm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,37 %;tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 35%, trong đó, có việc làm thường xuyên trên 93%; tỷ lệhộsử dụng nước hợp vệ sinh 100%  (nước máy chiếm trên 60%); thu nhập bình quân đầu người trên 30 triệu đồng/người/năm;cảnh quan môi trường "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp"; nhiều mô hình, cách làm kinh tế hay đã xuất hiện và được vinh danh, nhân rộng trên địa bàn xã và thị xã; ý thức phục vụ người dân của cán bộ công chức xã được nâng lên, ngày càng gắn bó và gần gũi với nhân dân...

Kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Thành thể hiện sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Từ thực tế xã Đông Thành, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm:

- Phát huy vai trò của các cấp ủy, chính quyền. Thực tế chứng minh, nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, quyết tâm trong triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm… thì nơi đó chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả. Chính vì vậy, việc đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, đoàn thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công tác này cần phải được làm thường xuyên liên tục, sâu rộng và có hiệu quả để cả hệ thống chính trị tham gia  chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.Có được kết quả quan trọng trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua, bên cạnh vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thì một nhân tố quan trọng quyết định thành công đó chính là sự đồng thuận của người dân. Do đó, khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, cần phát huy tối đa vai trò của người dân trong xây dựng kế hoạch, chương trình; phát huy tinh thần tự quản; tạo điều kiện cho người dân quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp; giám sát việc sử dụng nguồn vốn...

- Tăng kinh phí đầu tư, ưu tiên đầu tư cho kết cấu hạ tầng; các mô hình sản xuất mới có hiệu quả cao nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí để xã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản...

 

Nguyễn Thanh Cần

Uỷ ban Nhân dân thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

 

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền