Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Mối quan hệ giữa vai trò của thị trường với vai trò của Nhà nước trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(LLCT) - Vấn đề cốt lõi của cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là xử lý tốt quan hệ giữa vai trò của thị trường với vai trò của Nhà nước. Phát huy đầy đủ tác dụng của điều tiết thị trường mới bảo đảm cho kinh tế phát triển; song có xác định đúng vị trí và thực hiện tốt chức năng của Nhà nước mới có thể duy trì, giữ vững sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Hai việc này cần được kết hợp một cách hữu cơ, bổ sung, phối hợp lẫn nhau để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

(LLCT) - Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ gần một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và hàng nghìn năm của chế độ quân chủ; giành quyền làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mới. Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH.

Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

(LLCT) - Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có những diễn biến phức tạp, Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển, đảo của nước ta, việc dự báo, đánh giá những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, đề xuất các giải pháp về nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là yêu cầu khách quan, cấp thiết.

Hồ Chí Minh và phong cách lý luận gắn với thực tiễn

Hồ Chí Minh và phong cách lý luận gắn với thực tiễn

(LLCT)- Sự gắn bó giữa lý luận với thực tiễn là đặc điểm nổi bật của phong cách tư duy Hồ Chí Minh và được thể hiện rõ nét trong toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của Người. Trong đó, đặc trưng và ổn định là tư duy lý luận dựa trên thực tiễn Việt Nam, là hướng đích Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc và con người Việt Nam. Hiện nay, trước sự vận động ngày càng nhanh, mạnh của hiện thực khách quan trong nước và trên thế giới, việc học tập và vận dụng phong cách tư duy lý luận gắn với thực tiễn của Hồ Chí Minh càng có giá trị to lớn.

 

Tiêu chí và giải pháp cơ bản phát triển bền vững ở nước ta

(LLCT) - Trong những năm qua, Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững và đã đạt được những kết quả nhất định song còn tồn tại một số hạn chế. Để phát triển bền vững cần phải phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn nữa.

 

Sự phát triển lý luận về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Đổi mới tư duy lý luận kết hợp với tổng kết thực tiễn đã làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiên yêu cầu thực tế đặt ra phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để làm rõ cơ sở khoa học, nội dung và tính hiện thực của từng đặc trưng trong mô hình CNXH. Làm rõ nội dung, mục tiêu của chặng đường tiếp theo sau năm 2020 khi Việt Nam đã có bạn trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khắc phục sự buông lỏng, lúng túng trong xây dựng quan hệ sản xuất XHCN; vấn đề phân hóa giàu nghèo và hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội vì nhân dân, vì con người; văn hóa, đạo đức, lối sống, chuẩn mực con người trong chế độ XHCN, CNXH ở Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

Giữ vững tính nguyên tắc trong vận dụng và phát triển lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là đòi hỏi khách quan trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận”(1) và Người còn nói: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng biến hoá”(2). Như vậy, trong một thế giới luôn biến hoá thì việc nhận thức lý luận, vận dụng lý luận vào thực tiễn và phát triển lý luận cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể là đòi hỏi tất yếu khách quan của Đảng cầm quyền.

Xây dựng nông thôn mới - sự nghiệp lớn lao và lâu dài

Xây dựng nông thôn mới - sự nghiệp lớn lao và lâu dài

(LLCT) - Nước ta là nước nông nghiệp; nông thôn chiếm diện tích lớn, nông dân chiếm đa số trong dân cư, vấn đề nông nghiệp, nông dân rất quan trọng. Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến xây dựng nông thôn mới - nơi người nông dân sinh sống và tiến hành hoạt động chính của mình là sản xuất nông nghiệp.

 

Thống nhất nhận thức và có bước đi phù hợp trong đổi mới thể chế kinh tế

(LLCT) - Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XIII ngày 21-10-2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ: “…Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm phát triển đã được đề ra vẫn còn khác nhau dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách trên một số vấn đề còn ngập ngừng, thiếu nhất quán…”. Đó là nhận xét  khái quát về những trở lực của quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta.

Thống nhất nhận thức và có bước đi phù hợp trong đổi mới thể chế kinh tế

(LLCT) - Phát biểu tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khoá XIII ngày 21-10-2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ: “…Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm phát triển đã được đề ra vẫn còn khác nhau dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách trên một số vấn đề còn ngập ngừng, thiếu nhất quán…”. Đó là nhận xét  khái quát về những trở lực của quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: nhà báo cộng sản lỗi lạc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: nhà báo cộng sản lỗi lạc

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, một di sản văn hóa đa dạng và phong phú. Trong đó, sự nghiệp báo chí gắn liền với sự nghiệp cách mạng là một phần quan trọng làm nên sự nghiệp văn hóa của Người, góp phần làm ngời sáng nhân cách nhà báo cộng sản lỗi lạc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: người sáng lập, người thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, người đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của BáoThanh Niên (1925) đã thể hiện năng lực tổ chức, làm báo bậc thầy của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sự nghiệp báo chí của Người là di sản to lớn, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển nền báo chí cách mạng, góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí

(LLCT) - Văn hóa báo chí là toàn bộ những giá trị mà con người tạo ra được biểu hiện và thẩm thấu trong hoạt động báo chí. Nó biểu hiện trong nhận thức, hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động báo chí và kết quả mà họ tạo ra trong hoạt động đó. Có thể nói, văn hóa báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cái hay, cái đẹp, và là các giá trị bền vững của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người và xây dựng xã hội mới.

Một số nội dung về văn hóa trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

(LLCT) - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tuy chưa đưa ra các giải pháp cụ thể cho vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, song nó đã phác thảo đường hướng lớn để đi đến đích văn hóa đích thực. Tư tưởng nhân văn là cốt lõi, xuyên suốt Tuyên ngôn. Đó là tư tưởng vì tự do, bình đẳng, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. 

 

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của tôn giáo và sự vận dụng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới

(LLCT) - Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và  đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Đảng ta đã nhìn nhận vấn đề tôn giáo với tư duy mới và nhờ đó đã đưa lại những cách làm mới trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.

Trang 43 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền