Trang chủ    Thực tiễn    Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính
Thứ năm, 17 Tháng 9 2015 17:03
2760 Lượt xem

Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính

(LLCT) - Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước là nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền. Ở tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành sửa đổi lại hệ thống hành chính nhà nước trên các lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và tài chính công, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

(Phòng Một cửa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)

Tỉnh An Giang thuộc Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long; dân số hơn 2,2 triệu người, có3 cửa khẩu quốc tế. Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh An Giang đã lãnh đạo thực hiện đạt kết quả tích cực các chương trình, kế hoạch trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó, CCHC được xác định là một trong 6 chương trình trọng điểm. Công tác CCHC đã đạt nhiều kết quả cao, tạo chuyển biến tích cực:

Về cải cách thể chế: HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành 316văn bản quy phạm pháp luật. Trong đócó 246 văn bản liên quan đến CCHC trên các lĩnh vực. Tiến hành rà soát, hệ thống thời gian ban hành và thứ bậc giá trị pháp lý 1.992văn bản; kiểm tra 220 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật, phát hiện và đề xuất xử lý 17 văn bản. Ban hành Quy định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC): sau 58 lần cập nhật, công bố lại (từ 2008), đến nay tỉnh có 21 bộ TTHC (19 bộ TTHC sở ngành, 1 bộ TTHC cấp huyện và 1 bộ TTHC cấp xã) với tổng số 1.715 TTHCđã đượcnhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và được niêm yết công khai.

Trong 5 năm đẫ tiếp nhậnvàxử lý 186 phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC. Các cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã đều đã thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả; UBND tỉnh đã triển khai 2 đề án đầu tư trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện và UBND cấp xã; xúc tiến triển khai Đề án thành lập Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả cấp tỉnh. Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông một số TTHC,như: đăng ký doanh nghiệp, thuế, mẫu dấu đối với doanh nghiệp; thủ tục đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài,...

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: rà soát, kiện toàn tổ chức, ban hành Quy chế làm việc nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; thành lập 51 tổ chức;kiện toàn tổ chức bộ máy 22 cơ quan, đơn vị.

Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: đã hoàn thành Đề án vị trí việc làm theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 5 năm đã tuyển dụng 335/577 chỉ tiêu bổ sung nhân lực cho cơ quan tỉnh, huyện; xét tuyển2.119 chỉ tiêu viên chức bổ sung cho các đơn vị sự nghiệp công lập; cử cán bộ, công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng trong nước là 131.596 lượt; ở ngoài nước là 263 lượt (trong đó có 28 tiến sỹ, 22 thạc sỹ). Đã thu hút, khuyến khích được 343 người có trình độ sau đại học: Thu hút 13 thạc sỹ, 1 chuyên khoa I; khuyến khích 16 tiến sỹ, 213 thạc sỹ, 94 chuyên khoa I, 6 chuyên khoa II.

Về cải cách tài chính công: toàn tỉnh có 253 đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130 (100%); 957 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43 (100%). Thực hiện lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo xác định nhu cầu tiền lương tăng thêm và sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để làm nguồn cải cách tiền lương.

Về hiện đại hóa hành chính: mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước pha 2 đã được đưa vào sử dụng tại 20 sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố. Tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức đạt trên 90%.

Đầu tư xây dựng 13 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại UBND tỉnh và huyện, giúp tiết kiệm chí phí và thời gian, tăng sốngười tham dự. Tỉnh An Giang cũng đã triển khai ứng dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước, các cơ quan, đơn vị cũng ứng dụng nhiều phần mềm quản lý chuyên dùng.

Các cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 1 và 2, có 208 TTHC thực hiện ở mức độ 3. Đã có 45/45cơ quan hành chính áp dụng TCVN ISO 9001:2008. Đối với cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích đã có 27/29 UBND cấpxãáp dụng.

Kết quả cải cách trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước được ghi nhận trong xếp hạng CCHC của Bộ Nội vụ qua các năm:

Năm 2012, An Giang xếp hạng 5/63 tỉnh thành với tổng điểm là 83,25;

Năm 2013, xếp hạng 15/63 với tổng điểm là 82,41;

Năm 2014, xếp hạng 15/63 với tổng điểm là 84,84, thuộcnhóm điều hành và thực hiện tốt.

Kết quảCCHC của tỉnh được thể hiện qua kết quảđiều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: 80,1% số người được hỏi nhận xét thái độ và phong cách phục vụ của cán bộ, công chức là vui vẻ, tận tình và hướng dẫn cụ thể (tăng 13% so với năm 2012); 97,2% nhận xét CCHC có tiến bộ tốt và khá hơn trước; 94% hài lòng với cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức (tăng 21% so với năm 2012).

CCHC nhà nước đã góp phần vào những thành tựu đạt được: tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 8,63%; GDP bình quân đầu người đạt trên 39 triệu đồng; văn hóa - xã hộiphát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, quốc phòng-an ninhđược giữ vững , bảo đảm an sinh xã hội. Đây là điều kiện, tiền đề để An Giang thúc đẩy CCHC nhà nước mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng trước yêu cầu phục vụ nhân dân vẫn còn những bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao; TTHC ở một số lĩnh vực còn phức tạp, việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa có lúc có nơi còn hạn chế; ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành chính một bộ phận cán bộ, công chức, hoạt động phối hợp giữa cơ quan còn chưa cao,...

Phát huy những thành tựu đạt được và nhận thức sâu sắc những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, Tỉnh ủy Anh Giang xác định CCHC tiếp tục là một chương trình trọng điểm trong thời gian tới; tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thành nhiệm vụ CCHC đến năm 2020:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp ủy đảng, chính quyềnđội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về CCHC; xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của từng tổ chức, từng cán bộ, công chức, và chủ thể thụ hưởng lợi ích của CCHC trước hết là nhân dân, là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt là phải lấy sự hài lòng của nhân dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả CCHC.

Hai là, đổi mới nội dung, phương thức tổ chức thực hiện. Việc chỉ đạo thực hiện CCHC cần bám sát chương trình, kế hoạch, mục tiêu, các nội dung quan trọng: (1) có chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo, bồi dưỡngnhằm nâng cao năng lực, bản lĩnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới;(2) cải cách TTHC tiếp tục là khâu đột phá, TTHC phải đơn giản, thông suốt, minh bạch, nâng cao mức độ hài lòng của người dân; (3) nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, kết hợp với mô hình nhận và trả kết quả TTHC qua mạng (internet), qua dịch vụ bưu chính;(4) đẩy mạnh thực hiện các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến xây dựng nền hành chính điện tử.Đổi mới phương thức chỉ đạo, tổ chức thực hiện: thành lập Ban chỉ đạo CCHC, đưa nội dung CCHC vào chương trình làm việc toàn khóa của Tỉnh ủy,…

Ba là, nâng cao chất lượng các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu về CCHC.Rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các cơ quan; xây dựng quy chế phân công giữa các ngành, phân cấp giữa các cấp và phối hợp giữa cơ quan các cấp.

Định rõ trách nhiệm, thẩm quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.Điều chỉnh một số công việc, khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp, chuyển một số công việc cho tổ chức xã hộihoặc doanh nghiệp thực hiện dưới hình thức dịch vụ công.

Tập trung nguồn lực đầu tư hiện đại hóacơ quan hành chính nhà nước các cấp;áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10-6-2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong cải cách TTHC. Đối với cán bộ và chuyên viên, cần được kiện toàn và nâng chất lượng hoạt động tham mưu, tổ chức thực hiện.

Bốn là, huy động các nguồn lực để đầu tư thực hiện tốt các chương trình, đề án, dự án CCHC.Tranh thủ các nguồn lực ngân sách và khuyến khích huy động xã hội hóa các nguồn đầu tư ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật để thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ CCHC.

Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp; thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chọn những khâu đột phá để đẩy mạnh CCHC.Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên kiểm tra, giám sát, định hướng toàn hệ thống chính trị giải quyết kịp thời những khó khăn, tháo gỡ những bất cập, vướng mắc.

Sáu làphát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ.Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền về nội dung, cách thức tham gia xây dựng Nhà nước. Phát huy hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội đối với các lĩnh vực CCHC. Tăng cường giám sát các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; giới thiệu những người có đức, có tài tham gia ứng cử vào các cơ quan nhà nước; phát hiện, tố cáo những cán bộ, đảng viên yếu kém, thoái hóa biến chất để giáo dục, xử lý. Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp làm việc giữa UBND tỉnh và Mặt trận Tổ quốc tỉnh về hoạt động của hệ thống Mặt trận và các đoàn thể các cấp trong việc giám sát và kiến nghị xử lý cơ quan hành chính và cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong thi hành công vụ,…

Thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, bảo đảm đúng quy định của pháp luật,tác phong làm việc của cán bộ, công chứcvăn minh hiện đại, nâng cao ý thức kỷ luật,tôn trọng ý kiến của nhân dân, để CCHC góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

                                                                                     Trình Lam Sinh

Sở Nội vụ tỉnh An Giang

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền