Trang chủ    Thực tiễn    Thực hiện chính sách văn hóa đối với cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ
Thứ năm, 08 Tháng 10 2015 14:03
2903 Lượt xem

Thực hiện chính sách văn hóa đối với cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam Bộ

 
(LLCT) - Tây Nam Bộ (gồm 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện tự nhiên đa dạng, rộng lớn, với hơn 18 triệu dân (19,8% dân số cả nước), nhiều dân tộc sinh sống, trong đó tập trung đông nhất là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Đồng bào Khmer cókhoảng 1,2 triệu người (6,93%).
(Ngày hội văn hóa, thể thao Khmer Nam Bộ, nguồn: internet)

Nghiên cứu khảo sát (2014)tại các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống: An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, cho thấy: chính sách văn hóa đối với đồng bào Khmer thực hiện tương đối đồng nhất, đạt hiệu quả trên một số phương diện:

Một là, thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng người Khmer về chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện phong trào toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa.Nhờ vậy, tỷ lệ phum, sóc, hộ gia đình, chùa Khmer đạt chuẩn văn hóa ngày càng cao. Các loại hình sinh hoạt văn hóa, các giá trị truyền thống mang bản sắc dân tộc Khmer tiếp tục được bảo tồn và phát triển. Đồng bào Khmer đã nêu cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng sáng tạo,làm phong phú thêm vốn văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc mình(1), đặc biệt là duy tu, bảo tồn các ngôi chùa.

Hai là, chất lượngnội dung văn hóa thông tin ngày càng được nâng cao. Các phương tiện thông tin đại chúng có sử dụng tiếng Khmer tăng về số lượng, thời lượng và chất lượng. Bên cạnh Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ (VTV Cần Thơ), Cơ quan Thường trú Đài tiếng nói Việt Nam tại Cần Thơ (VOV Cần Thơ), nhiều tỉnh, thành có phát thanh, truyền hìnhtiếng Khmer như: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… Các địa phương cũng quan tâm đầu tư báo in, báo điện tử, cổng thông tin điện tử bằng tiếng Khmer với chất lượng, nội dung và hình thức phong phú,góp phần phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ba là, khuyến khích thực hiện đa dạng các lễ hội văn hóa. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện, đặc biệt là tổ chức lễ, tết theo phong tục cổ truyền như:Lễ cầu an(mừng được mùa, cầu cho phum, sóc được bình an, vui vẻ),Lễ mừng năm mới(Choolchnămthmây),Lễ cúng ông bà(Đônta, tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phúc lành cho những người còn sống),Lễ hội cúng Trăng(Okombok, là lễ hội tưng bừng nhất trong năm, cúng trăng xinthần điều tiết mùa màng, giúp làm ăn khá giả), Lễ khánh thành, Lễ lên nhà mới

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở phum, sóc; hội thi văn nghệ quần chúng cũng được các tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ quan tâm tổ chức. “Ngày hội văn hóa, thể thao Khmer Nam Bộ” được tổ chức lần lượt ở một số tỉnh trong vùng, với các loại hình như: văn nghệ, triển lãm, ẩm thực, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian,... đã thu hút đông đảo đồng bào Khmer tham gia.

Bốn là, xây dựng được mối quan hệ đoàn kết với các tỉnh biên giới Campuchia: Đối với các tỉnh có biên giới giáp với Campuchia (Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp) các cấp ủy, chính quyền luôn chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt công tác xây dựng điểm sáng văn hóa nơi biên giới và tạo mối quan hệ hữu nghị với chính quyền huyện, xã láng giềng. Để tăng cường vun đắp tìnhđoàn kết gắn bó giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, các tỉnh đã tổ chức nhiều đợt giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các xã, huyện có chung đường biên giới, cuộc thi “Phụ nữ biên giới duyên dáng”…

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào người Khmer còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí rất thấp...

Về trình độ học vấn của đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ năm 2011 như sau:

Cấp học

Số lượng

(nghìn người)

Tỷ lệ %

Mù chữ, tái mù chữ

144.203

12%

Cấp tiểu học

576.812

48%

Cấp trung học cơ sở

324.457

27%

Cấp trung học phổ thông

108.152

9%

Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

48.067

4%

Tổng cộng

1.201.691

100%

Nguồn: Ủy ban Dân tộc, Vụ địa phương III

Tình trạng thiếu đất sản xuất, nhà ở, việc làm ổn định và hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; chỉ số phát triển giáo dục và phát triển kinh tế ở các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống luôn thấp hơn so với chỉ số trung bình của toàn vùng Tây Nam bộ. Bên cạnh đó, một bộ phận người Khmer còn nhận thức mơ hồ, không đầy đủ và chính xác về lịch sử hình thành dân tộc mình, về vị trí của dân tộc mình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, gây mất đoàn kết với các dân tộc anh em. Một bộ phận khác đồng bào Khmer bị lôi kéo tách ra khỏi tôn giáo truyền thống để theo đạo Tin Lành và Công giáo, tạo nên sự xáo trộn về tâm linh trong cộng đồng các dân tộc, mất ổn định chính trị - xã hội trong vùng.

Những yếu tố trên đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước những yêu cầu trong xây dựng chính sách văn hóa, cũng như chính sách dân tộc cho phù hợp với thực tế của cộng đồng người Khmer:

- Cần coi trọngyếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý cộng đồng người Khmer. Hoàn thiện chính sách dân tộc phù hợp với đặc thù của từng đối tượng, từng địa bàn. Trong xây dựng chính sách, Nhà nước cần chú ý đặc điểm riêng của dân tộc Khmer, từ đó, có chính sách phù hợp, tạo sựgắn bó giữa văn hóa truyền thống với văn hóa dân tộc. Đặc biệt, chú trọng nâng cao vai trò của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, nhất là cấp chi hội cơ sở ở các chùa. Đồng thời, cần có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên dạy chữ Pali, kể cả chữ Khmer ở các điểm chùa, nhằm khắc phục sự hụt hẫng nguồn lực cho Trường Bổ túc văn hóa Pali Nam Bộ. Việc đào tạo cử tuyển, không nên chỉ thu hẹp ở vùng đặc biệt khó khăn như hiện nay mà nên mở rộng các vùng khác. Bên cạnh đó, các địa phương cần có chính sách ưu đãi tuyển dụng, bố trí sử dụng học sinh, sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Trong quá trình thực hiện cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, quán triệt sâu sắc trong nhân dân. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm giúp đỡ cộng đồng thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc mình: bảo tồn tiếng nói, chữ viết, lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật, vai trò của chùa Khmer.

- Xác định đúng vấn đề và đối tượng của các chính sách. Cần có những cuộc khảo sát thực tế để tìm hiểu hiện trạng và nhu cầu của cộng đồng người Khmer. Phân biệt được các cấp độ nguyên nhân của vấn đề (nguyên nhân thứ cấp và nguyên nhân sâu xa), từ đó, đề ra những chính sách cụ thể, chi tiết của từng đối tượng cụ thể để đạt kết quả được tốt hơn. Để làm được việc đó, cần thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 14-8-2012 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020”.

- Cần có sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm quản lý và thực thi chính sách của các địa phương nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, để từ đó có chính sách hiệu quả hơn, góp phần vào việc giải quyết vấn đềvăn hóamột cách đúng đắn. Xây dựng chính văn hóa phải bảo đảm sự nhất quán từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, cần có cơ chế đặc thù trong xây dựng và thực hiện chính sách, xuất phát từ lợi ích chung của đồng bào.

- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và những người có uy tín trong vùng đồng bào Khmer đối với công tác dân vận; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và có chất lượng; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp vận động phù hợp với tập quán của đồng bào.

Phạm Ngọc Hòa

Học viện Chính trị Khu vực IV

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền