Trang chủ    Bài nổi bật

Bài nổi bật

Định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam

Định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam

(LLCT) - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói chung, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án nói riêng. Đảng đã ban hành nhiều văn kiện(1); Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều đạo luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện trên thực tiễn(2). Nhờ đó, nền tư pháp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bài viết làm rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

Phê phán luận điệu xuyên tạc "nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ"

Phê phán luận điệu xuyên tạc "nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ"

(LLCT) - Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người, nhưng các thế lực phản động, thù địch cố tình xuyên tạc, vu cáo, kích động Việt Nam với “Hồ sơ nhân quyền là hết sức tồi tệ”. Bài viết tập trung phân tích, nhận diện và phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực phản động, thù địch về nhân quyền ở Việt Nam, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

(LLCT) - Sáng ngày 4-5-2022, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

(LLCT) - Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương các cấp (gọi tắt là công tác dân vận chính quyền) có vai trò quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Những năm qua, công tác dân vận chính quyền có nhiều đổi mới, góp phần tích cực vào những thành tựu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, thời kỳ mới đòi hỏi công tác dân vận chính quyền cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả.

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái và biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái và biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

(LLCT) - Ngày 25-10-2021, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Kết luận số 21-KL/TW về “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa””. Nội dung của Kết luận có nhiều điểm mới, thể hiện quyết tâm chính trị cao hơn, quyết liệt hơn của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốn đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền trong tình hình mới. Bài viết này nhằm làm rõ thêm một số điểm đột phá của Kết luận và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả trong thực tế.

Trang 10 trong tổng số 68 trang.

Thông tin tuyên truyền