Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay

Vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay

(LLCT) - Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPSR) công bố tháng 6-2019, cùng với việc chỉ ra bốn thách thức lớn đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, chính quyền của Tổng thống D. Trump đã nhấn mạnh sẽ “xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam để bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác. Điều này cho thấy, Mỹ coi trọng hợp tác với Việt Nam, muốn nâng cấp quan hệ từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược”. Với vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Việt Nam có thể tranh thủ cơ hội và hạn chế thách thức để bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia.

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI

(LLCT) - Những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn và một số khu vực trên thế giới; “Liên kết với phương Tây và hướng về phía Đông”, thực hiện chính sách ngoại giao toàn diện, lấy ngoại giao kinh tế là trọng tâm... nhằm nâng cao vị thế quốc tế, tầm ảnh hưởng trong khu vực và thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bài viết tập trung làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, nhiệm vụ, định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI.

Chính sách tích tụ ruộng đất của Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam

Chính sách tích tụ ruộng đất của Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam

(LLCT) - Đặt mục tiêu hiện đại hóa, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa như là một trong ba nhiệm vụ then chốt, Trung Quốc đã có những cải cách chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy tích tụ ruộng đất trong vài thập kỷ qua. Bài viết giới thiệu về chính sách tích tụ ruộng đất ở Trung Quốc, từ đó rút ra một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.

Phát triển tổng hợp vùng nông thôn góp phần giải quyết việc làm: Kinh nghiệm của một số quốc gia

Phát triển tổng hợp vùng nông thôn góp phần giải quyết việc làm: Kinh nghiệm của một số quốc gia

(LLCT) - Để giải quyết vấn đề lao động việc làm vùng nông thôn, nhiều nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhau, trong đó, phát triển tổng hợp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là con đường cơ bản nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động dôi dư ở nông thôn. Bài viết đề cập kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nông thôn và phát triển tổng hợp vùng nông thôn của một số nước, qua đó rút ra một số gợi mở cho Việt Nam hiện nay.

Kết quả cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở tỉnh Luông Pha Bang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Kết quả cải cách bộ máy hành chính nhà nước ở tỉnh Luông Pha Bang nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay

(LLCT) - Công tác cải cách bộ máy hành chính nhà nước, quy định vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức ở một số, cơ quan cấp sở và tương đương tỉnh Luông Pha Bang, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng còn tồn tại không ít những hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ những thành tựu và hạn chế.

Kinh nghiệm của một số nước trong triển khai các dự án cung ứng dịch vụ công theo hình thức đối tác công - tư và gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm của một số nước trong triển khai các dự án cung ứng dịch vụ công theo hình thức đối tác công - tư và gợi ý cho Việt Nam

(LLCT) - Thực tế Việt Nam cũng như thế giới đã chứng minh cung ứng dịch vụ công theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội cho cả nhà nước, khu vực tư cũng như cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả và lợi ích mang lại trên thực tế như thế nào phụ thuộc rất lớn vào quá trình triển khai các dự án PPP. Bài viết phân tích làm rõ kinh nghiệm của một số quốc gia thực hiện khá thành công các dự án đầu tư theo hình thức này. Qua đó, rút ra những gợi ý cho Việt Nam.

Nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan ở Cục Kiểm tra - Thanh tra, Bộ An ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

Nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan ở Cục Kiểm tra - Thanh tra, Bộ An ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Chất lượng đội ngũ sĩ quan của Cục Kiểm tra - Thanh tra (KT-TT), Bộ An ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào giai đoạn 2016 - 2020 được đánh giá trên các mặt: số lượng, cơ cấu; trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị; phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc; mức độ hoàn thành nhiệm vụ và sự tín nhiệm của lãnh đạo và đồng nghiệp. Bài viết tập trung lãm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan của Cục KT-TT, Bộ An ninh CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Nước Mỹ đang định hình chiến lược toàn cầu mới?

Nước Mỹ đang định hình chiến lược toàn cầu mới?

(LLCT) - Theo các chuyên gia hoạch định chính sách Mỹ, sau gần một nhiệm kỳ cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ rơi vào tình trạng xáo trộn, sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã chấm dứt; sự thiệt hại đối với vị thế của Washington trên thế giới là không hề nhỏ. Tuy nhiên, một bức tranh mới cũng đã xuất hiện. Theo đó, chính quyền của Tổng thống D.Trump đang chuẩn bị cho một thời đại mới - thời đại có đặc trưng là “Trung Quốc đang trỗi dậy và Nga hồi sinh đang tìm cách làm suy yếu sự lãnh đạo của Mỹ”(1). Bài viết tập trung làm rõ nước Mỹ đang định hình chiến lược toàn cầu mới.

Các giải pháp của một số quốc gia châu Á nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị

Các giải pháp của một số quốc gia châu Á nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị

(LLCT) - Bài viết phân tích làm rõ những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar trong việc tổ chức, thiết lập và vận hành hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị. Đây cũng là những kinh nghiệm có khả năng áp dụng cho trường hợp Việt Nam.

Gian lận, trốn thuế ở các nước đang phát triển - nguyên nhân và giải pháp

Gian lận, trốn thuế ở các nước đang phát triển - nguyên nhân và giải pháp

(LLCT) - Một trong những vai trò quan trọng của nhà nước là thu thuế và sử dụng tiền thuế để trang trải chi phí cho các dịch vụ công và xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân, phát triển kinh tế xã hội. Để hoàn thành tốt vai trò này, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia đều phải đối mặt và đưa ra các giải pháp ngăn chặn hành vi gian lận và trốn thuế. Bài viết trình bày những lý luận về gian lận và trốn thuế ở một số nước trên thế giới và đề xuất các giải pháp ngăn chặn hành vi gian lận và trốn thuế để áp dụng tại Việt Nam.

Vai trò của Tổng thống Nursultan Nazarbayev trong quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của Kazakhstan 30 năm qua

Vai trò của Tổng thống Nursultan Nazarbayev trong quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của Kazakhstan 30 năm qua

(LLCT) - Trong gần 30 năm lãnh đạo đất nước, Tổng thống Nursultan Nazarbayev đã có công lao to lớn đưa Kazakhstan trở thành quốc gia phát triển và ổn định nhất khu vực Trung Á. Về mặt ngoại giao, dấu ấn của Tổng thống Nursultan Nazarbayev là rất rõ nét, được phản ánh qua chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực, cân bằng, đa phương hóa trên cơ sở phát huy vị trí trung tâm của Kazakhstan ở lục địa Á - Âu. 

Hoạt động hợp tác phát triển nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mekong của Ủy hội sông Mekong quốc tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Hoạt động hợp tác phát triển nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mekong của Ủy hội sông Mekong quốc tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

(LLCT) - Sông Mekong chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào,Campuchia và Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của 6 nước trong lưu vực. Tuy nhiên, các quốc gia trong lưu vực lại có lợi ích khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước sông Mekong. Việc khai thác nguồn nước của các quốc gia thượng lưu đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các nước hạ lưu, đặc biệt là Việt Nam. Năm 1995, Ủy hội sông Mekong quốc tế chính thức được thành lập với vai trò chính là thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia. Tuy nhiên, vai trò này chưa được thực hiện một cách hiệu quả và đầy đủ. Do đó, Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác để phát huy vai trò tích cực của Ủy hội trong việc sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay*

Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay*

(LLCT) - Từ Đại hội XVIII đến nay, cùng với những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài, bên cạnh việc tiếp tục kế thừa phương châm, chính sách trước đó, chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đã có sự điều chỉnh với việc đưa ra khái niệm mới, nội dung, cách thức thực hiện phong phú hơn. Bài viết tập trung phân tích điểm kế thừa, điểm mới trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, đồng thời nêu lên những đánh giá bước đầu về việc triển khai trên thực tế từ năm 2012 đến nay. 

Hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ

Hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ

(LLCT) - “Think tank” là những tổ chức nghiên cứu chính sách, có chức năng chính là nghiên cứu, tư vấn, phản biện, và xây dựng các đề xuất chính sách. Trong nền chính trị Hoa Kỳ hiện đại, think tank được ví như những “chiếc hộp tư duy”, thực hiện vai trò cầu nối giữa “tri thức” và “quyền lực”. Hoạt động của các think tank rất đa dạng: tiến hành các nghiên cứu, cung cấp các xuất bản phẩm, tổ chức các buổi thuyết trình hay tranh luận chính sách, tham gia vào vận động chính sách. Bài viết trình bày hoạt động của các think tank ở Hoa Kỳ, nhận diện những ảnh hưởng của các think tank trong đời sống chính trị và quy trình chính sách ở Hoa Kỳ.

Xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước

Xử lý đúng đắn mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước

(LLCT) - Xử lý mối quan hệ với các nước lớn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia đang phát triển. Với vị trí địa - chiến lược trọng yếu, Việt Nam cần điều tiết khéo léo và hài hòa trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ góp phần giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trang 9 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền