Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Đại dịch Covid - 19 và những thách thức chính trị đối với thế giới

Đại dịch Covid - 19 và những thách thức chính trị đối với thế giới

(LLCT) - Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra những hậu quả vô cùng thảm khốc về tính mạng con người, tàn phá nền kinh tế, mà còn tạo ra những thách thức chính trị nghiêm trọng đối với thế giới. Đó là những thách thức đối với chủ nghĩa đa phương truyền thống, với các nhà nước yếu kém, các lãnh đạo quốc gia dân túy, dân tộc chủ nghĩa… Những thách thức đó đòi hỏi các lãnh đạo quốc gia phải cách tân, đổi mới để thích ứng, tồn tại và phát triển. 

Những ưu tiên trong chính sách an ninh của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Những ưu tiên trong chính sách an ninh của Tổng thống Mỹ Joe Biden

(LLCT) - Tổng thống J.Biden nhậm chức trong bối cảnh hệ thống chính trị Mỹ đang có nhiều bất ổn, cùng với những thách thức về kinh tế và sức khỏe người dân do hậu quả của đại dịch Covid-19. Chính quyền mới của ông J.Biden vạch ra lộ trình mới cho chính sách an ninh trong và ngoài nước Mỹ như thế nào? Đâu là những ưu tiên trong chính sách an ninh của chính quyền Biden trong nhiệm kỳ này? Bài viết đưa ra câu trả lời cho những vấn đề này và chỉ ra những thay đổi trong chính sách của chính quyền Tổng thống Biden so với chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống D.Trump cũng như những thách thức mà chính quyền mới phải đối mặt để củng cố quyền lực và vai trò lãnh đạo của nước Mỹ. 

Một thế kỷ quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Một thế kỷ quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Suốt chiều dài 100 năm thành lập và phát triển, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với chính đảng các nước trên thế giới. Những kết quả đạt được trong quá trình triển khai giao lưu và đối thoại với các chính đảng nước ngoài đã thực sự trở thành bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hoạt động ngoại giao của Trung Quốc, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. 

 

Cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Mianma

Cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Mianma

(LLCT) - Với vị trí chiến lược quan trọng, trong nhiều thập kỷ qua, Mianma đã trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều nước lớn có lợi ích ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc. Bên cạnh vai trò bảo đảm an ninh biên giới và thị trường kinh tế, Mianma còn là cầu nối giữa Ấn Độ với Đông Nam Á và giữa Trung Quốc với Ấn Độ Dương. Bài viết chỉ ra lợi ích chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc ở Mianma, làm rõ sự cạnh tranh của hai quốc gia đông dân nhất thế giới trên các lĩnh vực chính trị - an ninh và quân sự tại Mianma.

Bài học về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa

Bài học về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa

(LLCT) - Từ khi cải cách mở cửa (1978) đến nay, Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc đã tìm tòi, phát triển hệ thống lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc, lãnh đạo nhân dân giành nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Bài viết phân tích những bài học kinh nghiệm chủ yếu về sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc trong xây dựng CNXH thời kỳ cải cách mở cửa, đó là: xây dựng CNXH phải dựa vào nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân; xác định bước đi một cách hợp lý; có quan điểm lịch sử cụ thể trong vận dụng chủ nghĩa Mác; giữ vững “giới hạn” trong cải cách mở cửa; sự lãnh đạo của ĐCS có vai trò quyết định sự thành công.

Hệ tư tưởng trong thời đại toàn cầu hóa

Hệ tư tưởng trong thời đại toàn cầu hóa

(LLCT) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đời sống chính trị - xã hội trên thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư tưởng. Bài viết tập trung làm rõ sự hồi sinh, sự tự điều chỉnh của các hệ tư tưởng và sự xuất hiện của các hệ tư tưởng mới trong thời đại toàn cầu hóa, góp phần nhận diện các vấn đề về hệ tưởng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ta hiện nay.

Ấn Độ sau 30 năm thực hiện công cuộc cải cách toàn diện đất nước

Ấn Độ sau 30 năm thực hiện công cuộc cải cách toàn diện đất nước

(LLCT) - Ấn Độ được biết đến là cái nôi của nền văn minh nhân loại, từ một nước thuộc địa đã kiên trì đấu tranh và giành được độc lập năm 1947. Sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi sự đối đầu Đông - Tây; đồng thời, những hạn chế trong chính sách đối nội, đối ngoại ngày càng bộc lộ khiến nền kinh tế khủng hoảng và tụt hậu nghiêm trọng. Năm 1991, Ấn Độ quyết định tiến hành cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa, điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại nhằm cải cách toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới. Bài viết tập trung phân tích làm rõ những thành tựu, hạn chế của Ấn Độ sau 30 năm thực hiện công cuộc cải cách toàn diện.

Cuộc chiến truyền thông giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Cuộc chiến truyền thông giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19

(LLCT) - Đại dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm cạnh tranh Mỹ - Trung, trong đó cuộc chiến truyền thông diễn ra hết sức gay gắt. Cuộc chiến truyền thông giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến hình ảnh quốc gia và quan hệ giữa hai cường quốc này, đồng thời tác động nhiều chiều đến truyền thông và chính trị quốc tế. Cuộc chiến cũng đặt ra những thách thức mới về an ninh phi truyền thống của các quốc gia, đặc biệt là trên phương diện truyền thông trong bối cảnh khủng hoảng.

Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc và cơ hội, thách thức đối với Việt Nam

Sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc và cơ hội, thách thức đối với Việt Nam

(LLCT) - Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) đã đạt nhiều thành công với mô hình “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, kiểm soát quân đội mạnh thứ ba thế giới và là quốc gia công nghệ khổng lồ, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến đó là: xây dựng một xã hội khá giả vào năm 2021 đúng dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập; tiến tới xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa vào năm 2049 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức và các giá trị tham khảo

Mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức và các giá trị tham khảo

(LLCT) - Thế giới đã chứng kiến sự tồn tại của nhiều mô hình kinh tế thị trường (KTTT), một trong số đó là mô hình KTTT xã hội Đức. Bài viết phân tích mô hình KTTT xã hội Đức và rút ra những giá trị tham khảo đối với quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

(LLCT) - Bảo đảm an ninh, trật tự là điều kiện tiên quyết, tạo môi trường ổn định cần thiết để kết nối Việt Nam và các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhiều loại tội phạm lợi dụng vấn đề này để tăng cường hoạt động gây bất ổn cho tình hình an ninh trật tự, nhất là các loại tội phạm xuyên quốc gia đang ngày càng diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều nhân tố gây bất ổn, khó lường. Bài viết đưa ra một số giải pháp để chủ động phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Hệ thống đảng chính trị Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan hiện nay

Hệ thống đảng chính trị Inđônêxia, Malaixia và Thái Lan hiện nay

(LLCT) - Trong đời sống chính trị đương đại, các đảng chính trị có vai trò trung tâm, chi phối tiến trình dân chủ của mỗi quốc gia. Bài viết tập trung phân tích đặc điểm hệ thống đảng chính trị ở Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và rút ra những nhận định so sánh của hệ thống đảng chính trị ở các quốc gia này.

Phát huy nguồn lực tôn giáo ở Mỹ và Việt Nam

Phát huy nguồn lực tôn giáo ở Mỹ và Việt Nam

(LLCT) - Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong xã hội Mỹ, thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá. Có được những kết quả đó là do nước Mỹ đã chú trọng xây dựng chính sách tôn giáo phù hợp; giáo dục người dân về sự chia sẻ, việc làm thiện nguyện và thực hiện các chính sách ưu tiên dành cho những hoạt động đóng góp của tôn giáo. Những thực tế này có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong bối cảnh mong muốn phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực tôn giáo cho phát triển đất nước.

Nhìn lại ASEAN năm 2020 để vững bước trong năm 2021 và những năm tiếp theo

Nhìn lại ASEAN năm 2020 để vững bước trong năm 2021 và những năm tiếp theo

(LLCT) - Phát huy chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng ASEAN vượt qua những khó khăn, thách thức chưa từng có và đạt được nhiều thành quả quan trọng trong xây dựng Cộng đồng và liên kết khu vực. Trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy khó khăn, bất ổn, ASEAN cần tiếp tục phát huy tinh thần gắn kết, chủ động thích ứng, kế thừa và tiếp nối những thành quả đạt được trong năm 2020 để vững bước trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp vào việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội, xử lý hiệu quả các thách thức đang đặt ra để phát triển bền vững.

Đại dịch Covid-19: Nhìn từ góc độ “cú sốc ngoại sinh”

Đại dịch Covid-19: Nhìn từ góc độ “cú sốc ngoại sinh”

(LLCT) - Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020, song đến nay vẫn chưa thể dự đoán được khả năng kiểm soát một cách hoàn toàn chủ động cũng như thời điểm kết thúc đại dịch này. Trong thời gian đầu, thế giới đã trải qua trạng thái bị động trong xử lý, ứng phó với đại dịch. Sự bị động này là do đại dịch Covid-19 là “cú sốc ngoại sinh” với mọi chủ thể. Vì vậy, nhận diện về “cú sốc ngoại sinh” và cách thức vận hành nền kinh tế trong bối cảnh thường xuyên phải đối diện với các “cú sốc ngoại sinh” là vấn đề đặt ra với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trang 7 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền