Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Những chặng đường phát triển hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII từ ngày 8 đến 14-11-2012, nêu chủ đề: “Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện và quan điểm phát triển khoa học, giải phóng tư tưởng, thực hiện chính sách cải cách mở cửa, tăng cường sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả”(1).

Trường phái Frankfurt và ảnh hưởng chính trị tại phương Tây

(LLCT) - Trường phái Frankfurt là một trào lưu tư tưởng lớn ở phương Tây thế kỷ XX. Các đại biểu của trường phái này đã cố gắng phát triển chủ nghĩa Mác nhằm phê phán xã hội tư sản hiện đại (lý thuyết phê phán) và chỉ ra con đường khắc phục sự “nô lệ”, “tha hóa” của con người phương Tây hiện đại. Tư tưởng của trường phái này có ảnh hưởng rất sâu rộng ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Nó trở thành cơ sở nền tảng cương lĩnh cho hầu hết phong trào cánh tả ở phương Tây.

 

 

 

Giải quyết vấn đề nhà ở cho hộ thu nhập thấp ở một số nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam

(LLCT) – Vấn đề nhà ở là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách an sinh xã hội và luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Đảng đề ra quan điểm phát triển là “Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, mặc, ở, đi lại, phòng và chữa bệnh, học tập, làm việc, tiếp thu thông tin, sinh hoạt văn hóa”(1). Đến Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, mục tiêu chiến lược được xác định cụ thể là “Xóa nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2 sàn xây dựng nhà ở tính trên một người dân”(2). Tuy nhiên, giải quyết vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp. Các quốc gia trên thế giới để giải quyết tốt vấn đề này cũng phải trải qua quá trình tìm tòi phương thức, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm.
 

Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu Ba và công cuộc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba

(LLCT) - Đường lối, chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng là thể hiện ý chí của nhân dân trong đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Cộng hòa Cu Ba thông qua việc cập nhật hóa mô hình kinh tế Cu Ba nhằm đảm bảo tính kế tục và bền vững của CNXH, phát triển kinh tế và xã hội đất nước và nâng cao mức sống của nhân dân, kết hợp với việc hình thành các giá trị đạo đức và chính trị cần thiết cho các công dân.   

Xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thế giới và những điều chỉnh của các nhà nước quốc gia

(LLCT) - Sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp được quyết định bởi nhà nước, quốc gia, sự quyết định đó được thực hiện qua những chính sách, chiến lược mà mỗi quốc gia xây dựng nên trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển. Thực tế đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế hay khi đất nước phải đối diện với những vấn đề lớn, giải pháp trước tiên được áp dụng một cách phổ biến ở hầu hết các quốc gia là sự can thiệp của nhà nước. Nhà nước can thiệp ở các cấp độ khác nhau - cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Phát triển công nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

(LLCT)- Phát triển công nghiệp ở CHDCND Lào là yêu cầu cấp thiết đồng thời là thách thức to lớn đối với Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo bước đột phá trong tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020 và tiến lên phồn vinh, hạnh phúc và CNXH.

                                               

Những thách thức của việc áp dụng nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ” trong thực tiễn chính trị quốc tế

(LLCT)- Những thay đổi lớn lao của quan hệ chính trị quốc tế hiện đại vào cuối thế kỷ XX và việc xác lập một trật tự thế giới mới đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt là các quy phạm và hệ thống luật liên quan đến vai trò, tổ chức và hoạt động của Liên hợp quốc (LHQ), làm nảy sinh cách hiểu mới về các khái niệm can thiệp nhân đạo, trách nhiệm bảo vệ và chủ quyền quốc gia.

Kinh nghiệm cầm quyền của Đảng UMNO ở Malaixia

(LLCT) - Ra đời tháng 11-1946 trong thời kỳ Malaixia còn dưới sự cai trị của Anh,  UMNO - Tổ chức quốc gia Malaixia thống nhất, là trụ cột của liên minh cầm quyền BN (Barisan National - Mặt trận quốc gia)  rất có công lao trong đấu tranh giành độc lập và phát triển đất nước.

Mô hình tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô – những bài học rút ra từ thực tiễn lịch sử

(LLCT) - Những khiếm khuyết của mô hình CNXH Xôviết nói chung và mô hình tổ chức hệ thống chính trị và Đảng cầm quyền nói riêng, nguyên nhân trực tiếp của nó là mất dân chủ trong Đảng cũng như toàn xã hội; sự tha hoá biến chất đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng và đường lối sai lầm, khiến Đảng Cộng sản Liên Xô phân liệt, tan rã, dẫn đến Liên bang Xôviết khủng hoảng, sụp đổ. Đó là kết cục đau xót song rất đáng để chúng ta suy ngẫm và rút kinh nghiệm.

Kinh nghiệm xây dựng tính chính đảng trong cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc, trong 91 năm xây dựng và trưởng thành của mình đã có 63 năm cầm quyền tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Trong suốt thời gian cầm quyền (từ năm 1949), ĐCS Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đạt được rất nhiều thắng lợi và thành tựu to lớn. Vì sao ĐCS Trung Quốc có thể cầm quyền trong suốt một thời gian dài và đạt được hiệu quả cao như vậy? Đã có rất nhiều nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau để trả lời cho câu hỏi đó.

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) - 20 năm nhìn lại

(LLCT) - Đến cuối tháng 12-2011, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tròn 20 năm. Đó là 20 năm các nước từng là thành viên của Liên Xô thực hiện một dạng thức liên kết mới, rất cần có một cái nhìn tổng quan, đánh giá một cách chân xác nhất ở mức độ có thể về những gì đã xảy ra ở SNG trong quãng thời gian đó.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 2011 - 2020

(LLCT) - Những năm sau giải phóng (1975), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xây dựng, phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phi thị trường. Tuy đạt được một số thành tựu trong khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng mô hình này đã bộc lộ nhiều nhược điểm, không thể giải quyết được vấn đề phát triển, rốt cuộc sau năm 1986 Lào đã phải tiến hành cải cách, đổi mới, mở cửa để phát triển kinh tế theo hướng XHCN. Thực chất của cải cách, đổi mới kinh tế kế hoạch hóa tập trung là chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại toàn cầu. Sự cải cách và đổi mới này đã thay đổi căn bản con đường, mô hình phát triển kinh tế của Lào, nhờ đó đã giải thoát nền kinh tế khỏi sự trì trệ và tạo ra một sự tăng trưởng khá cao, đưa nền kinh tế tới điểm cất cánh.

Quản lý đội ngũ đảng viên của Đảng bộ thành phố Viêng Chăn - thực trạng và giải pháp

(LLCT)- Thực hiện các quy định, hướng dẫn của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng bộ thành phố Viêng Chăn đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác quản lý đội ngũ đảng viên song còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

Khủng hoảng nợ công lỗi hệ thống của xã hội tư bản hiện đại

Khủng hoảng nợ công lỗi hệ thống của xã hội tư bản hiện đại

(LLCT)- Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Pascal Lamy vừa cảnh báo: kinh tế thế giới đang đi từ khủng hoảng tài chính sang khủng hoảng tăng trưởng với các biểu hiện ngày càng rõ là tốc độ tăng trưởng giảm sút, thâm hụt tài khóa nghiêm trọng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

 

 

Tài nguyên thiên nhiên – mối quan tâm địa chính trị hàng đầu của các quốc gia

Tài nguyên thiên nhiên – mối quan tâm địa chính trị hàng đầu của các quốc gia

(LLCT) - Những năm gần đây, các nhà chính trị và giới khoa học đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với chiến lược đối nội và đối ngoại của các nước. Thậm chí có những người còn phản đối quan điểm chính trị văn hoá của Hăntington về sự đụng độ giữa các nền văn minh và cho rằng tài nguyên thiên nhiên mới là cội rễ của các xung đột dai dẳng hiện nay chứ không phải văn hóa. 

Trang 26 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền